Ghi chép tháng 9-2009

1. Mai sinh nhật rồi. Sinh nhật mà gần tuần nay nóng sốt, cứ 39-40 độC mà chơi, chịu sao thấu. Mưa ngập đường sá Sài Gòn. Trời đất, hễ cận Katê (cũng đồng nghĩa với sinh nhật) là cúm. Cúm thì phải giáp tuần. Có khi nó rơi ngay vào Katê. Katê 1986, bạn bè các nơi về chơi, mình không thể mở mắt chào bà con, nói chi tiếp rượu.
Năm nay, cúm nhè trúng vào sinh nhật. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 04. Đinh Thị Như Thúy

CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)

*
Họ và tên: Đinh Thị Như Thúy
Bút danh: Đinh Thị Như Thúy, Như Thúy, Như Dã Quỳ Continue reading

Nguyễn Văn Tỷ: Thắc mắc về “Vấn đề nghiên cứu văn hóa Chàm” của Nguyễn Thành Thống

Lời thêm của Inrasara:
Lẽ ra Sự cố văn hóa Nguyễn Thành Thống đã kết toán ở đây như thông báo, bất ngờ sáng nay chúng tôi vừa nhận được bài phản hồi của Nguyễn Văn Tỷ – một trí thức kì cựu hiểu biết sâu sắc các vấn đề văn hóa xã hội Chăm, cộng tác viên Tagalau, nguyên Trưởng Ban Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tác giả bài thơ nổi tiếng “Su-on Bhum Cam”,… Nên, xin mạn phép độc giả Inrasara.com cho lên bài này.
Các phản hồi còn lại sẽ được đưa vào mục Phản hồi (do Sara hay tác giả trực tiếp post lên). Chỉ xin lưu ý là câu hay đoạn nào lời lẽ nặng nề không cần thiết hay phê phán cá nhận thì sẽ được lượt bỏ. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng I-02.

Logic hình thức ngôn ngữ luôn quy định tư duy, từ đó sai khiến hành động con người. Lối phát biểu rất lạ của chúng ta: người Chăm – người Bàni (làm như người Bàni không thuộc tộc Chăm!), chữ Chăm – chữ Bàni (làm như chữ Chăm không phải là của Chăm Bàni), hay Trường ca Chăm – Bàni… Lối phát biểu đó khuôn định đầu óc chúng ta ngày này qua ngày khác đã tạo cho chúng ta các hành vi, ứng xử phân biệt. Hay khi dùng thuật ngữ: Akhar Cham klak – Chữ Chăm cổ thay vì Akhar thrah – chữ truyền thống để chỉ thứ chữ đang được dạy cho con em học thì vô hình trung đặt nó ở phía đối trọng với chữ Chăm mới – mà mới chắc chắn tiến bộ hơn rồi – mặc dù chúng ta không bao giờ muốn vậy. Hoặc khi cứ lải nhải mãi Chăm mất đoàn kết, Chăm đố kị là chúng ta đang tự ám thị mình và rồi sẽ như thế thật.
Nhưng có thực sự Chăm mất đoàn kết hay đố kị?
(1980)

Khép lại sự cố văn hóa Nguyễn Thành Thống

Harak đwơc thrwai, cabbwai đwơc drah
Thư chuyển lâu, môi miệng truyền mau
Tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa…

Bài báo “Vấn đề nghiên cứu văn hóa Chàm” của Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống đã gây xôn xao dư luận Chăm. Có lí do của nó. Thứ nhất, dân tộc Chăm rất quan trọng chuyện chữ nghĩa; thứ hai, Nguyễn Thành Thống đã đụng chạm đến hầu hết trí thức Chăm; thứ nữa, cộng đồng Chăm rất nhỏ bé như thể cái làng; thêm, sự nhanh nhạy của thông tin liên mạng. Cho nên nội nhật, bài báo trên cùng với “Đính chính” của Inrasara được bà con nhanh chóng nhân bản chuyền tay nhau đọc…
Và tạo dư luận.
Nửa tháng trôi qua Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 05. Trần Tuấn

CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)

*
Họ và tên: Trần Ngọc Tuấn; bút danh: Trần Tuấn
Sinh ngày 19-3-1967 tại Hà Nội Continue reading

Trà Vigia: Đôi điều với Nguyễn Thành Thống

Cuộc sống luôn là sự đấu tranh khốc liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, sự thăng hoa về tâm hồn và đắm chìm trong vật chất. Trong nhân sinh quan Chăm qua Ariya Nau Ikak, kiếp đầu thai làm người chỉ là một chuyến đi nghĩa vụ để mỗi người tự thể hiện bản thân mình nơi cộng đồng nhân loại. Sự hơn thua được mất chỉ là bước khởi đầu cũng là đấu trường thử thách và chỉ kết thúc khi chúng ta chết đi, mang theo những gì mà hậu thế ghi nhận. Đôi khi, tôi muốn tìm một ai đó để tâm tình về một phần đời trong cuộc người để biết rằng cuộc sống này tươi đẹp biết bao. Nhưng xem ra, đó không phải là chuyện dễ dàng nói chi đến vấn đề nghiên cứu văn hoá Chăm! Một nền văn hoá một thời huy hoàng nay đang lụi tàn hấp hối trong tro bụi nhân gian vô thường khổ ải… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-06.

Nhà phê bình, không chỉ là những người phát hiện cái đẹp trong các tác phẩm văn chương (như cách nghĩ của rất nhiều người), mà còn là người tiêu chuẩn hoá cái đẹp để người đọc nhờ đó có thể hiểu được, cảm thụ được nó. Những lúc văn học chuyển mình nhanh chóng như hiện nay thì vai trò của nhà phê bình lại càng nổi bật. Một người đọc bình thường, hiểu theo nghĩa không phải là một nhà nghiên cứu hay phê bình văn học, rất khó có thể theo kịp các quan niệm thẩm mỹ được thay đổi liên tục theo những trào lưu văn học ấy. Khi họ không theo kịp, họ sẽ bị bỏ rơi. Họ trở thành những kẻ thiệt thòi vì họ không thưởng thức được những tác phẩm mới với những cái đẹp mới.
Phan Quỳnh Trâm, Tienve.org, 11-9-2009.

Văn chương & Tư tưởng III-05.

Khen Truyện Kiều: dễ. Chê Truyện Kiều: cũng dễ. Khen Truyện Kiều để xác lập một điển phạm mới, qua đó, tái tạo lại lịch sử văn học của quốc gia như điều Phạm Quỳnh đã làm vào đầu thế kỷ 20 mới khó.
Chê Truyện Kiều để đặt nghi vấn đối với những cái được gọi là điển phạm, qua đó, nêu lên một điển phạm mới hoặc một quan điểm mới về cái gọi là tính điển phạm cũng sẽ rất khó.
… Làm nhà phê bình văn học không khó. Làm nhà phê bình văn học có tầm văn hoá mới khó: nó đòi hỏi năng lực tổng hợp và nhất là khái quát hoá để vượt lên trên những cái cụ thể, kể cả những cái đẹp cụ thể.
… Viết phê bình để đánh giá một tác phẩm hay một tác giả là dễ. Viết phê bình để thay đổi vị thế của một tác giả hay một tác phẩm mới khó. Viết phê bình để thay đổi cách đọc, từ đó, cách nhìn về văn học lại càng khó.
Nguyễn Hưng Quốc, Tienve.org, 3-9-2009