Minh-triết-Cham-04. HIỂU NỖI CHAM & KỂ LẠI

Đầu thế kỉ XVIII, Cham rơi vào đại khủng hoảng cuối cùng, Ariya Glang Anak thấy gì?

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiêng thiêu đốt quê hương;

Tagraup tapiên rapawang’: Khắp bến bờ bị bao vây;

Urang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih’: Phường giá áo túi cơm bị mua chuộc hết. Cả dân tộc chìm trong phiền não: ‘Nưgar chai drut mưrai’.  

Hoảng loạn là không thể tránh: ‘Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’: Anh không kể tới em, chú không nhìn nhận cháu…

Quần chúng là thế, phường giá áo túi cơm thì càng.

Continue reading

PÔ RIYAK, CHÊNH VÊNH GIỮA SỰ THẬT & HUYỀN THOẠI

Pô Riyak được coi là một trong vài nhân vật kì lạ nhất trong lịch sử Champa. Xuất hiện muộn, cuộc đời không nhiều tình tiết, sự nghiệp cũng chẳng có gì đáng kể, nhân vật này lại chứa nhiều bí ẩn, để thế hệ sau thêu dệt bao nhiêu câu chuyện.

Ngược dòng lịch sử, khi Champa suy yếu, Pô Rômê (1627-1651) qua Kalentan thực hiện hai nhiệm vụ chính:

[1] Đã có đồng minh trên Cao Nguyên, đã hòa hoãn với Chúa Nguyễn qua việc lấy Công nữ Ngọc Khoa, Ngài nhìn ra biển tìm viện binh. Câu chuyện Atau Tathik và Atau Tathik trong lễ Rija, sử gia Po Dharma đã bàn, miễn lặp lại.

Continue reading

Bá Minh Truyền. 30 NĂM PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận qua 30 năm hình thành và phát triển (19/01/1993 – 19/01/2023). Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu về văn hóa Chăm nhằm mục đích tạo sự hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người trong tỉnh.

Không gian trưng bày gốm Bàu Trúc tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm.

Trước đây, những nghiên cứu về người Chăm tại Việt Nam chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực khảo cổ học, kiến trúc đền tháp, tôn giáo và dân tộc học do các Viện Khoa học Xã hội, Viện Dân tộc học và một số trường đại học có giảng dạy về văn hóa Chăm công bố trên tạp chí, xuất bản sách. Khởi đầu, là công trình Người Chăm ở Thuận Hải do Viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải phối hợp thực hiện và xuất bản năm 1989. Đây là công trình khảo cứu, biên soạn mang tính tổng quát, giới thiệu về văn hóa và xã hội người Chăm ở Việt Nam do tập thể tác giả Phan Xuân Biên (Chủ biên), Lê Xuân, Phan An, Phan Văn Dốp cùng một số nhà khoa học thực hiện.

Continue reading

CĂN TÍNH VIỆT, CHAM & ĐÂU LÀ LỰC CẢN?

[môi trường, tôn giáo… và sự tha hóa]

[1] Môi trường sống làm nên căn tính. Soi vào Việt và Cham, là rõ nhất.

Đại Việt, vịnh Bắc bộ chỉ như cái ao lớn, có ra khơi về lộng cũng không quá 7km, nên đi xa xíu là sợ. Sợ biển trở thành tâm tính Việt. Khi giặc phương Bắc ép, người Việt phải lấn xuống phương Nam.

Cham thì khác. Duyên hải miền Trung mở ra biển Đông [hay biển Champa, như Ngô Bảo Châu đề nghi] tôi rèn dân Cham thành đứa con của đại dương. Thế nên cho dù Cham quan niệm về đất khác Việt, nếu đất của Việt chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn” liên quan đến thân xác thì Cham gồm thâu cả tâm linh mới thành đất Cham [‘Dar thook padook kiak’: Chôn nhau đăt viên gạch], Cham sẵn sàng rời bỏ đất mà đi, vì họ vẫn còn đất sống: biển.

Continue reading

“PHÁT HIỆN” BA LÀNG CHAM CỔ

Cham lưu vong, lang bạt. Không những châu Á mà ngay đất nước Việt Nam ta đang sống. Bàng bạc. Mà ta quên. Hay ta nhớ, mà ta dường làm quên. Không tìm đến. Và họ cũng không tìm về.

HÀ NAM

Làng Lam Cầu thuộc xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có đền thờ Mị Ê được tôn làm Thành Hoàng. Hiện dân làng vẫn còn quen gọi làng Chàm, bạn văn Châu Hồng Thủy cho biết và anh hứa, nếu có dịp, Sara ghé mình cùng đi.

Continue reading

Đặng Dùng: Những địa danh Chàm cổ dọc hai bờ sông Cu Đê

Đà Nẵng cuối tuần, 18-9-2016

Sau khi chinh phục Chiêm Thành năm 1471, vua Lê Thánh Tôn lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo. Từ ngày “vâng mệnh vua để tuyên dụ đức hóa” trên vùng đất mới này, hai dân tộc Việt – Chăm với bản chất hiền hòa, nhờ “đức hóa” đã trở nên thuần hậu, cộng cư hòa thuận với nhau. Nơi hai bờ sông Cu Đê, trải qua hơn 500 năm lịch sử với nhiều biến động… người dân hai dân tộc đã cùng sống cùng ở, cùng làm ăn, cùng chia sẻ với nhau từng gian khó, cùng truyền cho nhau những kinh nghiệm sản xuất, nghề nghiệp ruộng đồng sông biển cho cuộc sinh tồn. Họ hòa nhập rồi hòa tan vào nhau một cách tự nhiên trong tôn thờ tín ngưỡng tâm linh của nhau không một chút mặc cảm khi kính mộ những thần linh ngoại lai…
Những tên động cổ của người Chăm tồn tại song song với địa danh làng Việt ở hai bên bờ sông Cu Đê từ thượng nguồn ra đến cửa biển đến tận ngày nay. Continue reading

CHUYỆN HỌC 2. HỌC & KHÔNG CHỊU HỌC

[3 kĩ thuật siêu đẳng của người Cham mà Việt không chịu học, và…]
Tau QuangTrungCham
Xin nói về Cham không học từ Việt [từ Tàu, đúng hơn] trước. Đó là chuyện tổ chức thi [từ đó] cử người tài ra giúp nước (Maspéro: 1928, 103).
Kế đến là kĩ thuật in ấn, điều kiện cần thiết cho phát triển, vậy mà Cham không chịu học, để mãi gần cuối thế kỉ XX vẫn còn cắm đầu chép tay.

Còn Việt [trong khi chiếm, và sau đó nuốt chửng Champa] đã không chịu học ở Cham, để cho các kĩ thuật thất truyền, tạm kê 3 thứ:
1. Kĩ thuật xây tháp, sau đó nó chìm vào quên lãng, để hôm nay các nhà khoa học cứ đặt hết giả thuyết này đến giả thuyết khác, vẫn chưa xong. Continue reading

Giải mã tấm bia ký trên tượng Phật Lồi

báo Bình Định, 15-8-2016.
Chùa Linh Sơn thuộc thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn, có một pho tượng đá cổ Champa, được chuyển từ thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải đến, dân gian gọi là tượng Phật Lồi. Trước đây, khi chưa dịch được nội dung trên bia ký và giải mã về các biểu tượng trên pho tượng, giới nghiên cứu chưa xác định được đây là tượng gì. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, đây là tượng thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.
ĐỌC Ở ĐÂY

Mohd Mansour Halim: Làng Chăm giữa phố thị Bangkok

TTXVA BIÊN TẬP, 16-3-2015
Kampung-Cham-in-Bangkok-City-1
Kampung-Cham-in-Bangkok-City-2
Vua Thái Lan là Rama I (1782 – 1809) đã cấp đất cho người sắc tộc Chăm tại Baan Krua để cảm ơn nhóm sắc tộc này giúp vua chống lại quân Miến Điện.
Người Chăm tự gọi nơi này là Kampung Cham (Làng Chăm), ngôi làng được bao bọc bởi những tòa nhà chọc trời. Không xa chợ Pathum Wan, Quảng trường Xiêm. Baan Krua nằm cạnh con kênh nổi tiếng Mahanak.
Giữa làng có một ngôi thánh đường gỗ rất cổ với nhiều vết chạm khắc hoa lá rất tinh xảo. Tuy nhiên, thánh đường đã không còn được sử dụng và thay vào đó là ngôi thánh đường kiên cố bằng xi măng xây trước cổng làng. Nhưng người già nơi đây đều có thể nói được tiếng Chăm, người trẻ thì không, nhưng một số người trẻ có học Agama thì có thể nói được tiếng Malaysia. Continue reading

Dấu Chăm xưa trên đất Hương Quế

Đà Nẵng, 11-7-2015
Mặc dầu ngày nay, Hương Quế chỉ còn là một phế tích nhưng những gì còn sót lại trên mảnh đất này chứng tỏ ngày xưa nơi đây đã từng tồn tại một công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ…
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ ổn định và phát triển nhất về kinh tế lẫn văn hóa của vương quốc Chămpa, đánh dấu bằng việc hình thành những phong cách kiến trúc Chămpa độc đáo, mà điển hình nhất là những công trình kiến trúc tồn tại đến ngày nay trên vùng đất Quảng Nam – Amaravati xưa như: Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, phế tích Phật viện Đồng Dương, tháp Bằng An, khu tháp Chăm Chiên Đàn, khu tháp Chăm Khương Mỹ và hàng chục phế tích khác rải rác ở khắp địa phương trong tỉnh, trong đó có khu phế tích Hương Quế.