Chuyện văn chuyện đời-32. HẬU HIỆN ĐẠI QUÁ… DỄ HIỂU!

Ngày xưa ông bà ta và cả ta khi ấy vận y phục truyền thống thì hẳn rồi. Ta quanh đi quẩn lại với thể Cổ điển: Lục bát, Đường luật, Hát nói…

Tây đến, áo dài khăn đóng từ từ lui về hậu trường nhường đất cho bộ veston diễn. Thơ Mới, thư Tự do vần rồi Tự do không vần rất ư Hiện đại đầy cao ngạo, lâu lâu ta ngoảnh lại chê áo dài khăn đóng kia một phát.

Thi thoảng ta cũng thấy bóng dáng Cổ điển thấp thoáng đây đó, nhưng Hiện đại mới sang. Sang đến nỗi chàng thơ Cham nọ từ Sài Gòn về quê nghèo đã chơi trò đóng thùng ca-ra-vát giữa trưa nắng nực chết đi được.

Continue reading

NGHĨ 1-2-4-6

“Nhà văn Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn cả… Còn phê bình, đa phần thiếu tư tưởng, nên mãi ăn theo sáng tác”.

(báo Lao động, 11-8-2007)

“Một hiện tượng văn chương bất kì, không thể bị giập tắt bởi khước bác hời hợt hay phủ nhận thô bạo; nó chỉ bị vượt qua, khi các cạnh khía vi tế nhất của nó được phơi mở”.

(Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo-2006).

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN VỀ THƠ

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Chuyện thơ-15. HẬU HIỆN ĐẠI & TÔI

Tôi đã nói gì về hậu hiện đại?

1. Tôi chưa bao giờ nói hậu hiện đại ngon hơn hiện đại, siêu thực thì tiến bộ hơn hiện thực. Tôi không nói hơn, mà là khác.

2. Không phải cứ trẻ là mang tinh thần hậu hiện đại. Tôi biết đa phần cây bút thế hệ này còn ở lại tiền hiện đại, thậm chí còn nằm xa tít tắp tận lãng mạn hậu thời.

3. Một nhà văn hậu hiện đại là kẻ, vừa theo dõi các trào lưu triết học mới nhất trên thế giới, đồng thời vẫn có thể đi vào làng quê vùng sâu vùng xa điều tra vụ mất cắp gà để hỗ trợ chính quyền địa phương giải trừ tệ nạn xã hội.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Bắc tiến-22. 17 PHÁT NGÔN THƠ CỦA INRASARA

Đề từ.

Em nhoẻn nụ cười bông cứt lợn

Giữa trưa hè ướt sũng trái tim anh

Đôi mắt đổ ghèn trời chiều trở gió

Ba giọt Rohto nhất cố đủ khuynh thành

[1] [Nhà thơ Việt Nam] chưa đủ cô đơn cho sáng tạo. Ta chưa đi xuống ba tầng cô đơn: Cô đơn giữa hội hè, đoàn nhóm, cô đơn trước trang giấy hay màn hình trắng, và cô đơn sau khi tác phẩm ra đời (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004).

Continue reading

Phát ngôn của Inrasara-2. Về CHAM & VIỆT

[1] Người Việt ở Ninh Thuận số dân nửa triệu mà chỉ 4 người kí; trong khi Cham có 74.000 mà số người kí tên vào Kháng thư phản đối Dự án Nhà máy Điện hạt nhân lên đến 68. Tại sao? Cham có mặt ở mảnh đất này trên hai ngàn năm, hiện phân nửa dân Cham sống ở đó, với hơn trăm điểm và khu tôn giáo tín ngưỡng đang được thờ phụng.

Không phải dũng cảm hơn, mà Cham có nhiều điều để sợ hơn: Văn hóa, sinh mạng và nhất là, đời sống tâm linh gắn chặt với đất mẹ (Inrasara.com, 4-6-2012).

[2] Chuyện Nam tiến là thật. Đại Việt mở cõi không phải về miền đất hoang, mà là đất có chủ, và chủ nhân ấy đã dựng ở đó nền văn hóa – văn minh phát triển. Chuyện Champa mất về tay Đại Việt, cũng là thật. Việt Nam hôm nay cần nhận ra và nói lên sự thật lịch sử đó…

Continue reading

Phát ngôn của Inrasara-1. Về VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Thứ thơ rác [rưởi của Mở Miệng] đặc hiệu này mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ Việt. Nó buộc nhà thơ hôm nay quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không! (Tienve.org, 2004)

2. [Nhà văn Việt Nam] “chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

3. “Nhà thơ cần học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ” (tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

Continue reading

THƠ VIỆT ĐANG Ở ĐÂU?

[hay. Bao giờ nhà thơ ta thôi “chập cheng”?]

Tái khởi động Bàn tròn Văn chương, “Thơ Việt đang ở đâu?” làm chủ đề mở màn, là hợp lẽ. Tôi đã thử hỏi ba bạn thơ ở ba miền khá rành tình hình văn học, hầu tìm người thuyết, tôi sắm vai chủ trì.

Thơ Việt, nhìn từ toàn cảnh, không chung chung mà cụ thể…

không chỉ nơi vùng trung tâm, mà cả khu vực [bị cho là] ngoại vi: thơ miền Nam trước 1975, người Việt hải ngoại, văn học ngoài luồng, tác giả chưa/ không là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam;

Continue reading

Năm mới. KIỂM THẢO VÀ/ ĐỂ TẤN TỚI

Con người là một văn bản, – hậu hiện đại nói thế. Văn bản được viết nên bởi: Gien cha mẹ ta di truyền, quá khứ ta gánh vác, môi trường tự nhiên ta sinh ra và lớn lên, giáo dục gia đình và nhà trường ta thụ hưởng; văn bản được vẽ thêm bởi người thân và bạn bè, cuốn sách ta đọc, bị tô đậm hơn bởi ý hệ tôn giáo ta rơi vào và chịu đựng…

Đâu là một văn bản-sinh linh Cham?

Kí ức Champa oanh liệt và suy tàn;

Continue reading