Nổi trôi phận Cham cùng Trà Vigia – coda. THẦY TỶ, TRÀ & TÔI

Hành trình chữ nghĩa của tôi, Trà Vigia là anh em và là bạn, Nguyễn Văn Tỷ là thầy cùng là bạn vong niên; không lạ, khi tôi dành cho họ sự “ưu ái” đặc biệt.

Nguyễn Văn Tỷ: 1 bài giới thiệu sách, 1 bài viết dài [trong Urang Cham], một bài giải minh (“Nói giùm cho thầy Tỷ”), và bài “sơ kết” kỉ niệm năm sinh thứ 85. Trà Vigia: 2 bài thơ, 2 bài điểm sách và loạt bài “nổi trôi”.

Cả hai đáng được như thế. Xã hội Cham hiện đại, thầy Tỷ và Trà là hai khuôn mặt sáng giá, mỗi người mỗi vẻ, có ảnh hưởng đến cộng đồng. Và, khi họ đã kết toán sổ đời [Trà: mất; thầy Tỷ: hưu toàn phần], thì nhà phê bình làm cuộc “ngoảnh lại” là cần thiết. Continue reading

Nổi trôi phận Cham cùng Trà Vigia – kì 4. TRÀ & SARA CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Cái tôi khoái nhất ở Trà là không tham lam, và nhất là KHÔNG ĐI BẰNG LƯNG trước thế lực.

 

1.

Hai người cùng tuổi, cùng làng, là anh em họ (bà nội Trà và ông nội tôi anh em ruột). Vậy mà hai tôi xa lạ nhau tận… “giải phóng”. Chakleng bé tí, chỉ hơn ngàn dân lại nẩy nòi mươi mống cá biệt. Tôi và Trà thuộc nhóm máu ấy. Nhóm này, hoặc đóng cửa nằm, hoặc đơn độc trôi giạt ngày qua ngày, sống trên mây.

Những chiều hết việc, tôi hay ngồi tường thành Trường Tiểu học Mỹ Nghiệp, ngó lung người thiên hạ qua lại. Một hôm Trà lù lù bước tới, nhảy lên, ngồi cạnh. Sau vài câu bâng quơ, yut bắt đầu thuyết, về triết và thơ. Tôi im lặng nghe, nghĩ bụng: Chakleng lại lòi thêm tay cá biệt nữa rồi!

Hai tôi kéo nhau qua anh Trăng, rồi cả ba thân thiết, từ đó. Continue reading

Nổi trôi phận Cham cùng Trà Vigia – kì 3. TRÀ & INRASARA.COM

Tôi là kẻ đốt lửa, giữ lửa và truyền lửa.

Ngay từ Inrasara.com ra đời đầu năm 2007, Trà Vigia đã nhập cuộc. Đầy hứng thú.

Trà từng vài bận tuyên không bao giờ viết văn nếu không có thúc đẩy từ Sara, và chỉ viết cho Tagalau. Nên có thể nói, hầu hết chữ nghĩa yut đều xuất hiện trên web của tôi. Mãi khi Tagalau có trang riêng, để mạng bớt gánh nặng, tôi mới xóa bớt bài Trà đã có trên web Tagalau.

Thời đoạn này, web Inrasara.com thu hút vài trăm tác giả tham gia, cùng một lượng lớn độc giả theo dõi. Hơn triệu lượt đọc mỗi năm, thậm chí có thời điểm lên đến triệu lượt chỉ trong 4 tháng. Mãi khi FB xuất hiện nó mới giảm tốc, rồi giảm mạnh. Continue reading

Inrasara: NỔI TRÔI MỆNH CHAM CÙNG TRÀ VIGIA

I.

MỞ. NHÌN LẠI NHẬN ĐỊNH

 

P.Dharma mất, có vài Cham nhắn tôi viết bài, tôi nói:

P.Dharma là một nhân vật quan trọng, cực kì quan trọng trong xã hội Cham hôm nay. Vì thế, nhà phê bình cần có cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất mới có thể quán xuyến về nhân vật để nhận định mà không bị chủ quan, đảm bảo sự công bằng.

Một sinh linh mất là đã kết toán sổ đời. Văn chương chữ nghĩa cần sự xúc động, cần hơn nữa là biết nén nỗi xúc động kia, để viết. Bởi viết là viết cho con người hôm nay và thế hệ đi tới, để – vừa kích thích vừa làm bài học. Còn vội vã với những: “anh hùng”, “số một”, hay “nhất” gì đó, chẳng những không nói được gì, mà còn làm ô nhiễm môi trường chữ nghĩa, lẫn xã hội.

Phê bình một người ở thời đoạn tang chế là rất không nên. Continue reading

Trà Vigia: Chuyện trời chuyện người

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

Mấy ngày rày Pangdurangga mưa bão. Cũng may bão đi chệch về hướng nam nên xóm làng không thiệt hại gì nhiều! Dạo này cứ mưa là lũ, lại thêm gió to nên lúa nằm rạp xuống nền ruộng bê bết đất bùn. Lúa mới trổ thì không kết hạt được, còn lúa sắp chín thì phải thuê người gặt tốn công hơn lại rơi vãi nhiều thất thu là cái chắc! Đời nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm sống qua ngày nên dân ngu khu đen là hiển nhiên. Có miếng ăn đã là may mắn, còn đầu óc tối tăm hay cái khu có đổi màu gì cũng không quan trọng bằng việc sinh tồn. Đời sống khó khăn vất vả là thế nhưng họ chỉ cầu mong được sống an lành. Nếu có chính sách hỗ trợ để xóa đói giảm nghèo thì đó là ước mong thiết thực của nông dân. Continue reading

Trà Vigia: Chăm trong lò hạt nhân

(chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” cho nên tôi luôn thận trọng khi phải nói điều gì. Lời nói mây bay gió thoảng chỉ nên cao hứng khi trà dư tửu hậu, còn bút sa thì gà chết nên khi viết lại càng cân nhắc hơn! Khổ là: nghe người xưa chưa đủ mà còn phải biết nghe người nay mà hậu sinh thì luôn khả úy, và chưa chắc tôi đã thông minh hơn học sinh lớp Năm! Tất cả vì tương lai con em của chúng ta không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động trong định hướng và dẫn đường. Sai một ly đi một dặm, những gì có thể nói và đáng được làm trong hôm nay thì không nên để ngày mai. Continue reading

Trà Vigia: Văn xuôi 28 – Hậu kỳ Làng Chăm

Đây là một tiếng cảm ơn chân tình, một lời than vãn trối trăn, một tâm sự đau đớn hay chỉ là một bức thư tâm tình của thế hệ trước (TV) gởi cho người đi sau (CKT)? Hay là gì khác nữa?… Đọc nó, bà con anh chị em sẽ tìm câu trả lời cho mình. Vì đó có thể chỉ là những tâm tình của một người gởi cho một người, nó không đòi hỏi phản hồi. Bởi dẫu sao, CKT là nhân vật chính của “sự cố” đã không có tiếng nói chính thức, dù có rất nhiều bà con (tên thật lẫn nickname) yêu cầu. Hơn nữa đó cũng chỉ là quan điểm riêng của tác giả. Trà đã có bài mở màn cho thảo luận, cũng cần dành cho anh tiếng nói cuối. Continue reading

Xây dựng và phát triển


* Ysa Cosiem, Trà Vigia và Inrasara tại Sài Gòn, 2005.

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được triển khai rộng khắp đất nước và được nhiều thành phần, đủ lứa tuổi, dân tộc tham gia bằng nhiều cách thế khác nhau qua nhiều hình thức khác nhau. Vừa qua, nữ họa sĩ trẻ đang lên Chế Kim Trung đoạt Giải thưởng (Giải A duy nhất) thường niên của Hội Văn học nghệ thuật của Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2009, với họa phẩm Làng Chăm ơn Bác.
Nhưng huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Trà Vigia – qua câu chuyện Amư Nhân, Chế Kim Trung và “Làng Chăm ơn Bác” – báo động về mặt trái này Continue reading

Trà Vigia: Đôi điều với Nguyễn Thành Thống

Cuộc sống luôn là sự đấu tranh khốc liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, sự thăng hoa về tâm hồn và đắm chìm trong vật chất. Trong nhân sinh quan Chăm qua Ariya Nau Ikak, kiếp đầu thai làm người chỉ là một chuyến đi nghĩa vụ để mỗi người tự thể hiện bản thân mình nơi cộng đồng nhân loại. Sự hơn thua được mất chỉ là bước khởi đầu cũng là đấu trường thử thách và chỉ kết thúc khi chúng ta chết đi, mang theo những gì mà hậu thế ghi nhận. Đôi khi, tôi muốn tìm một ai đó để tâm tình về một phần đời trong cuộc người để biết rằng cuộc sống này tươi đẹp biết bao. Nhưng xem ra, đó không phải là chuyện dễ dàng nói chi đến vấn đề nghiên cứu văn hoá Chăm! Một nền văn hoá một thời huy hoàng nay đang lụi tàn hấp hối trong tro bụi nhân gian vô thường khổ ải… Continue reading

Giới thiệu tác phẩm: Chăm H’ri

Giới thiệu tác phẩm: Chăm H’ri
tập truyện ngắn gồm 7 truyên của Trà Vigia,
NXB Văn hóa dân tộc, H., 2008.
Khổ 13 X 19; số lượng in: 920 bản.
Đã phát hành vào tháng 11-2008. Bạn đọc có thể tìm mua tại
Hiệu sách Bạch Đẳng, đường Quốc lộ 1,
Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước – Ninh Thuận.

Từ khi xuất hiện ở Tagalau 1 vào năm 2000, Trà Vigia đã có 15 truyện ngắn đắc sắc. Trong đó truyện “Ăn chữ” vào hạng top ten báo Văn nghệ năm 2007.
Làm bản thảo đưa cho nhà in, Inrasara chọn 12 truyện. Vì đây là sách xuất bản theo dạng bao cấp (còn gọi là Sách do Nhà nước đặt hàng), nên NXB gút lại còn 7 truyện, theo đúng chuẩn in văn xuôi cá nhân.
Hi vọng thời gian tới, Trà sẽ ra tập truyện khác độc đáo hơn. Trong khi chờ đợi, inrasara.com trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và bà con tập truyện ngắn này.