Chào Ngày Thơ-plus. TÌM CÂU [BÀI, TẬP] THƠ HAY Ở ĐÂU?

Thơ cổ điển, ở các nhà thơ lớn, thò tay vào bất kì đâu cũng có thể nhặt ra được câu thơ hay – dễ như ăn ớt. Ngược lại thơ hiện đại, khó; thơ hậu hiện đại thì càng. Nó hay là hay toàn tập. Qua hết trang cuối tập thơ, gập lại – nó ám ta, và buộc ta suy nghĩ, chớ kêu đâu là câu thơ hay nhất, thì khó.

Ngày tập thơ tôi rất thích: Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]-2009, vẫn không thể nhặt được trong đó câu thơ nào gọi là hay.  

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-3. TÌNH & LÝ, DÂY OAN & CÕI PHÚC

Nhiều người đọc hiểu “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” theo nghĩa thường tình, chớ Nguyễn Du có đơn giản thế đâu!

“Tu” ở đây mang nghĩa rèn luyện, tu sửa, còn “tình” bao hàm nhiều món với vô số hỉ, nộ, ai, lạc đủ kiểu. Vắn tắt: tình chủ về cảm, còn tu thiên về lí.

Con người để cho cảm tính, cảm tình thao túng dễ bị mắc vào mớ bòng bong “dây oan”. Ngược lại, lí [không hẳn duy lí] dạy ta biết phản tỉnh, phản tư để soi lại mình, từ đó tu sửa để đạt đến “cõi phúc”.

Continue reading

VĂN CHƯƠNG NÉ TRÁNH HIỆN THỰC, TẠI SAO?

1. Christofer Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn báo Thể thao & Văn hóa, số 142, ngày 28-11-2006:

“Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng. Nhưng dường như ở Việt Nam các nghệ sĩ ít thích bàn về điều này, họ thường thích làm tác phẩm hơn là nói về các tác phẩm của mình. Họ cho rằng tự tác phẩm đã nói lên điều đó. Nhưng ở trường chúng tôi lại khác, khi một nghệ sĩ làm nghệ thuật thì điều đầu tiên họ phải được học về các vấn đề lí luận nghệ thuật. Sau đó họ bắt đầu viết các dự án nghệ thuật thành các bài viết, rồi mới đến công việc thực hiện các ý tưởng đó. Công việc này được lặp đi lặp lại trong các năm học. Do đó khi một nghệ sĩ ra trường có nghĩa là họ đã có một năng lực lí luận nhất định”.

Continue reading

Inrasara-TV-04. CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Câu chuyện sẽ lên sóng sáng nay, mời các bạn đón xem. Sau đây là 3 trích đoạn:

[1] Tại sao cần trào lưu?

Festival Thơ châu Á-TBD 2015, một chiều đẹp trời dạo bờ biển Tuần Châu, nhà thơ Vũ Quần Phương hỏi tôi: Sara có tiểu luận “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” rất hay. Làm sao một người vừa ca ngợi cô đơn lại đi xiển dương các phong trào, có mâu thuẫn không?

Tôi nói, không. Phong trào làm văn đàn sôi động, còn sáng tạo thì cần cô đơn. Cứ nhìn phong trào Siêu thực ở Pháp đầu thế kỉ XX, sẽ hiểu.

Continue reading

MIỀN NAM & HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA

1. Bốn hiện tượng

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Continue reading

TRƯỚC KHI DÂN TỘC TIÊU BIẾN, NHÀ VĂN LÀM GÌ?

[phát biểu tại Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hà Nội, 20-12-2022]

Kính thưa Chủ tịch đoàn! Các bạn văn thân mến!

Trước khi phát biểu, xin hội nghị cho phép riêng tôi được chắp tay thành kính trước anh linh hai vị Hội đồng thơ qua hai khóa với tôi ở Hội này, nhà thơ Y Phương và nhà thơ Mãi Liễu đã đi xa.

Tôi, các bạn rồi cũng sẽ đi xa. Trước khi đi, bạn để lại gì? Không phải tên tuổi, mà là cái được cho là sáng giá nhất cho thế hệ đến sau?

Continue reading

Chuyện thơ-20. THỜI ĐẠI KHÁC, THƠ KHÁC

[Văn học Việt Nam ở đâu?-2 & 3]

Thời đại khác, thơ khác, lối đọc thơ cũng cần khác – Inrasara.

“Hồ sơ biên bản so sánh” [Vanviet, 2015] bày ra tang chứng thơ của 3 thế hệ và [qua] 3 hệ mĩ học khác nhau nhằm làm bật lên sự khác biệt, để biết cái mới ĐÓNG GÓP CỤ THỂ ở đâu, như thế nào.

Đậm nhất Việt Nam thế kỉ XX, là chiến tranh, chứ không gì khác. Nó được văn nghệ sĩ và văn nhân nhìn nhận thế nào, thể hiện ra sao, là điều không thể không bàn.

Chiến tranh,…

Continue reading

Chuyện thơ-19. VĂN HỌC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?-01

Văn học Việt Nam đang ở đâu? Lần nữa câu hỏi cũ cần được lặp lại, để ôn tập.

Bàn về hội nhập với nền thơ ca thế giới, một nhà ta đoan chắc như vôi quệt tường rằng, thời Thơ Mới, các nhà thơ An Nam đã làm được, trong khi hôm nay Việt Nam [độc lập, tự do, hạnh phúc] thì không. Thêm một tang chứng về tư duy lỏng lẻo, phát ngôn cảm tính.

Bởi, xét cả ba khía cạnh:

[1] Thời điểm. Thơ Mới đa phần viết theo hệ mĩ học Lãng mạn, loại thơ mà nền thơ ca Pháp đã có thành tựu lớn trước đó 80 năm rồi. Còn thơ Việt đương đại thì sao? Hậu hiện đại mới phát triển mạnh ở phương Tây thập niên 1980, thì cuối thế kỉ XX ta đã có thơ hậu hiện đại. Riêng Tân hình thức, ngoài kia vừa ló mặt, nhà thơ Việt đã học và chơi luôn.

Continue reading

LỜI CUỐI VỀ NOBEL CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

[từ Hồ sơ đến đoạn kết cho Nguyễn Huy Thiệp]

Trump nói đại ý: Đã mơ, hà cớ không mơ cho lớn. Dân quê Cham không khác: ‘Cong gloong piơh lek di gap’: Mơ cao để rớt lại chỗ vừa.

Đề cập đến Nobel cho văn chương Việt Nam, có mấy tâm lí rất ư quần chúng, có thể tóm làm 3 loài như sau:

– Pha. Nobel là chuyện của phương Tây không liên quan đến ta, lo việc của mình đi;

Continue reading

AI LÀ ỨNG VIÊN NOBEL?

Hôm qua, nhà văn Nguyễn Quang Thiều có tút: “Nhà văn Việt Nam nào sẽ trở thành ứng cử viên giải Nobel?”, thu hút nhiều bình luận.

14 năm trước, Vietnamnet (10-10-2008) làm cuộc phỏng vấn, và tôi đã phân tích rốt ráo trong “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?”, tiểu luận này được in lại trong cuốn Song thoại với cái mới-2008.

Sau đó là “Thư cho Thùy Linh về Giải Nobel cho văn chương Việt”, Inrasara.com, 4-4-2009. Và mới nhất là tiểu luận “Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới Nobel, tại sao?” đăng báo Văn nghệ TPHCM, 17-3-2022.

Continue reading