Chào ngày Thơ Việt Nam-2. LÀM THƠ, KHÓ NHẤT

Vậy mà không ít bạn Cham lao vào làm thơ, trước tiên…

Ở buổi gặp mặt các bạn Cham – những đứa con ưu tú, tự tin bước vào đời với tinh thần sẵn sàng cống hiến, phụng sự cộng đồng – khi tôi đề cập đến cần học biết làm giàu, rất ít người hào hứng.

Michael Roach, tác giả Năng Đoạn Kim Cương cho rằng: “Tiền ít quan trọng nhất lại là thứ cơ bản mà khi có nó một cách đủ đầy, ta có cơ hội tìm thấy những giá trị lớn khác, ý nghĩa hơn trong cuộc đời mình”. 

Ông đề ra 5 mục tiêu cuộc đời: Tự do tài chính, có hạnh phúc, có sức khoẻ, có sự bình an trong tâm hồn và phụng sự xã hội.

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-1. THƠ CON CÓC LÀ MỘT BÀI THƠ… HAY

Đồn rằng Ngày Thơ năm nay, Ban Tổ chức chọn thơ tôi thả lên [chầu] trời. Đây là lần đầu tiên tôi được hân hạnh ấy, hơn nữa – không phải 1 mà 2 đoạn cơ. Câu nào tôi không biết, riêng tôi khoái câu này:

Thi sỹ

không là gì, không vì đâu

đi, như là ở lại.

Nghe đồn, năm 2006 ngày Phật Đản ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, thơ Inrasara không biết ai chọn, đã cùng thơ Pháp và thơ Trung Hoa bay trong khoảng sân rộng nơi không gian thiêng liêng. Đoạn này:

Continue reading

BẢN NĂNG THI SĨ CỦA LÒ NGÂN SỦN

[trích: Inrasara, 20 khuôn mặt nhà thơ DTTS Việt Nam, 2017]

Có thể ví văn học Việt Nam như thân cây có năm rễ. Rễ chồi đâm sâu vào lòng đất, bao gồm toàn bộ sáng tác dân gian của tất cả các dân tộc. Bốn rễ phụ bò ra bốn hướng rút tỉa tinh chất từ những vùng đất lkhác nhau. Nhánh vươn ra phía Bắc nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đại biểu là văn chương bác học của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Nhánh vói qua phía Tây hút dưỡng chất từ văn học phương Tây, là bộ phận lớn của văn học Tiền chiến. Nhánh bò lan vào nhiều khu đất mầu mỡ của sáng tác thành văn của các dân tộc. Các nhánh còn lại đâm xuống phương Nam nhận nhựa sống từ văn học Ấn Độ xa xôi, ở đây văn chương cổ điển Champa là đại diện.

Continue reading

Lang thang-09-cuối. GIẢI THƯỞNG THƠ NĂM NAY, NẾU CÓ QUYỀN…

… tôi chọn 2 tập rất khác nhau, một từ trời Tây, một từ miền cao Việt Nam. Một rất “hiện đại” và 1 vô cùng “cổ điển”, cả hai đều mới, lạ, và chuyển thông điệp riêng. Tiếc, tôi chỉ có quyền… ở đây.  

Xin mời quý bà con và các bạn.

1. Chuyển động thơ Việt đương đại

Continue reading

Thơ của bạn thơ-1. Nguyễn Đức Tùng: CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ CÁI KẾT BẤT KHẢ ĐOÁN

Đọc Nguyễn Đức Tùng có cái thú vị. Không phải ở tứ thơ, dù Thơ buổi sáng có nhiều tứ thơ độc đáo; không phải thi ảnh siêu thực, ở đó bất kì trang nào ta cũng lặt ra được bao mới mẻ, với những “Em vẫn vàng lúa mới/ Gặt mãi chưa xong tình đầu/ Cánh diều gieo mềm gốc rạ” nhiều ẩn dụ, mà chính nơi câu chuyện, những câu chuyện nhỏ. Nhỏ, mà ám ảnh lạ.

Người đưa thư

Dựng xe đạp trước nhà

Ngồi uống với dì tôi một tách trà

Rồi lặng lẽ cáo lui

Không biết dì tôi không biết chữ

Trong phong bì là giấy báo tử.

           (“Chiến tranh”)

Sự vắng mặt của em đến dần dà

Từng giọt

Không như cà phê

Mà như nước dột từ mái nhà

Anh ngồi ngắm suốt ba năm

Trước khi bắc thang lên sửa lại

           (“Sự vắng mặt”)

Nữa, thú vị hơn cả thú vị, đó là ở nhiều bài thơ xảy đến cái kết bất khả đoán. Kết một bài thơ lâu nay luôn được nhà thơ triển khai theo hướng tóm ý, mở rộng hay nâng cao để tỏ bày tình cảm, thái độ. Từ thơ Đường luật sang thơ Mới cho tận thơ hiện đại, ít ra là ở Việt Nam.

Không phải thứ kết mở, bỏ lửng, đóng hay đối lập bất ngờ, Nguyễn Đức Tùng thường xuyên bẻ câu chuyện kể của mình theo hướng khác. Thi sĩ đột ngột tạo khoảng trắng đứt kết nối, xô người đọc lọt qua không gian khác:

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-26. VĂN CHƯƠNG CÓ GIẾT CHẾT HIỆN THỰC?

[Lưu ý: Với còm mới, tôi nêu tên người cụ thể, còn chuyện đã cũ, xin cho khiếm danh mà chỉ cần đưa sự việc ra để bàn về LUẬN ĐIỂM]

Tút về bài thơ “Chiến tranh” của Nguyễn Đức Tùng, bạn Nguyễn Khôi còm:

“Thơ phản ánh hiện thực? thì bài này phi thực tế, hỏng từ gốc… Thực tế cả 2 bên (Quốc/ Cộng) đều làm lễ báo tử, tôn vinh “Liệt sĩ rất trang trọng” để động viên những người còn sống, an ủi Người đã hi sinh …

Thơ là Ảo (có quyền bịa) nhưng là bịa như thật kia…

Thơ hay là phải “ý mới/ tứ lạ” ngẫu hứng xuất thần… Anh này ngồi trên cung trăng, bịa như Cuội!”

Luận điểm bàn ở đây là: Thơ trong tương quan với Hiện thực.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-03. GIẢI TRUNG TÂM TỪ SỐNG ĐẾN VIẾT

1. Ngay từ nhập cuộc chữ nghĩa,

In sách, tôi không chọn nhà xuất bản, từ Văn hóa Dân tộc đến Thanh niên, từ Hội Nhà văn, Văn nghệ Thành phố cho đến Tri thức, đâu tiện thì tôi in.

Báo, tôi viết cho nhiều loại, từ TƯ đến địa phương, từ báo thiếu nhi đến dân tộc thiểu số. Nhiều nhất là Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, Văn nghệ Thành phố, Bình Thuận cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần, Tiền Phong chủ nhật, Dân tộc & Phát triển, Quân đội Nhân dân cuối tuần, Nhân Dân cuối tuần… Rồi khi internet xuất hiện, tôi viết cả cho báo nước ngoài.

Continue reading

Chuyện thơ-7. CÃI NHAU VỚI CÁI BÓNG CỦA MÌNH

“Tôi viết, là để cãi nhau với cái bóng của mình”, câu thơ trong Lễ Tẩy trần tháng Tư được Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng đặt cho tít bài viết về tôi: “Inrasara cãi nhau với bóng mình”, đăng tạp chí Kiến thức Ngày nay, số 443, 2003.

Câu chuyện.

Năm 2006, Hội Văn học – nghệ thuật Vĩnh Long mời ba ông đi “tập huấn” lớp bồi dưỡng sáng tác. Giáo sư Văn ở Đại học KHXN&NV – TPHCM, Nhật Chiêu và tôi. Mỗi ông một buổi.

Ba ông ba tính cách.

Continue reading

Chuyện thơ-3. TỪ TÌNH CHÂN THẬT ĐẾN THƠ TÌNH RẺ TIỀN

[hay. Nguyên Sa đã niêm hoa vi tiếu như thế nào?]

Thi sĩ khó tránh lụy tình, lụy tình và làm thơ tình.

Thơ đầy tâm trạng, càng chân thành càng tốt, chuyện tình càng đẹp càng đau càng thật, thơ càng hay – ta ưa nghĩ thế. Có thế đâu!

André Gide: Với tình cảm đẹp, chúng ta chỉ làm ra thứ văn chương rẻ tiền. Loài thơ ấy, kẻ si tình làm xong nên chép tặng riêng người yêu, hay đến trước cổng nhà nàng mà đọc qua cửa sổ, mới hi vọng được nàng hồi đáp.

Continue reading

Chuyện thơ-2. SAO GỌI LÀ TRUYỀN ĐẠO THƠ?

Từ mùa xuân 2017, “một ngày biếc thị thành ta rời bỏ” (thơ Chế Lan Viên) về quê nhà, để nhập cuộc Cham sâu hơn, tôi nguyện làm luận sư “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahier Awal”.

Ở đó khác với vài “trí thức” ưa tranh hơn các vị chức sắc, tôi – lắng nghe và thấu hiểu, hỗ trợ giải minh bề tối, chiều sâu cùng mặt trái của AGAL, DANAK, để hoàn chỉnh công cuộc san định Kinh sách Cham, văn bản lá buông có mặt từ hơn 3 thế kỉ trước.

Sau hơn 5 năm khiêm cung và miệt mài, tôi đã làm được. 

Continue reading