Cuộc chiến của tôi-7. CHỐN TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT-02

[Chuyện ngoài lề về 3 nhà thơ & giáo dục hỏng thế nào?]

Thương trường tôi còn không coi là chiến trường, huống hồ văn chương chữ nghĩa. Dẫu sao, như bên triết học, tại chốn đây – có được kẻ thù là niềm vui lớn, để cùng chiến trên những đỉnh cao. Rủi thay, tôi chưa hân hạnh có được kẻ thù lớn, mà chỉ đụng phải mấy sinh linh bé con.

Phản hồi vừa qua, bạn ĐTM ở Úc còm: “Anh sao lại hạ mình đôi co với TMH”, rồi SN: “Khổ thân con ếch ngồi ở giếng sâu”, thế nên nhà thơ HH can: “Nói chuyện với đầu gối đi bạn”.

Nghĩa là chả đáng. Đúng, với đằng ấy là vậy, chớ với chúng sanh còn lại, Bồ-tát cần lên đò đi về phổ độ. Ngạc nhiên, thắc mắc, và biết đặt câu hỏi là khởi đầu của trưởng thành…

[1] Đố kị sai

Continue reading

CHAM TÂY, GIẠT TRÔI KIẾP LỤC BÌNH

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về nam rồi mất hẳn vào năm 1832.

Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Từ cộng đồng Cham Hải Nam – Trung Quốc đến Cham Malaysia, từ Cham Philippines đến Cham Thái Lan, trong số đó cộng đồng Cham ở Campuchia chiếm số lượng vượt trội.

Continue reading

7 KHOẢNH KHẮC INRASARA

Năm 2019, VTV9 đặt cho tôi câu hỏi: Đâu là khoảnh khắc làm thay đổi sống và viết của Inrasara? Theo thứ tự thời gian, tôi nêu ra 7, và họ chọn thứ [2]. Còn bạn thế nào? Và đâu là những “khoảnh khắc” của bạn? Thành hay bại không là vấn đề, chỉ cần nhớ và suy nghiệm thôi, cũng đủ làm cho đời ta nặng trĩu ý nghĩa.

[1] Làm bộ Văn học Cham 

Ở lớp Đệ Tứ trường Trung học Pô-Klong, tình cờ đọc một nhận định của nhà dân tộc học người Pháp, rằng Văn học Cham chả có gì đáng nói cả, bó gọn trong vài chục trang sách là cùng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01,02,03

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01

“Nhà thơ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc” (“Đối thoại Fukushima”-2021) được chọn làm đề thi Học sinh giỏi cuối cấp II. Bạn thơ tôi nói vui: Ngay em cũng không nghĩ ra nữa, huống hồ học sinh lớp 9, tôi nói:

– Trường ca Ariya Glơng Anak vỏn vẹn 116 cặp ariya Cham, vậy mà được các cụ Cham cho là tác phẩm cổ điển lớn nhất. Lớn nhất, bởi ở đó tác giả đã sáng tạo giấc mơ cho dân tộc Cham.

Continue reading

12 CHỈ DẤU TÔI ĐƯỢC CHỌN?

Bạn thơ trẻ Kiều Dung trù: “Triều đại Inra sụp đổ rồi”, thấy hay quá, tôi đã dùng đặt tên cho một tút. Cũng vậy, vài Việt lẫn Cham cho “Inrasara là người được chọn”. Hôm nay vui, cứ “nghiên cứu mình” – chữ của phó GSTS Phạm Quang Trung, xem nó trúng trật ra sao, thử:

01. Tôi mang tinh thần độc lập từ bé, và tự do sống theo cách riêng của mình, đến tận hôm nay. Tôi làm những điều kì quặc hiếm Cham nào làm, khoái hoạt. Biệt danh “Thằng Trạm mát” dân làng với bạn bè tặng, đích thị luôn!

Continue reading

Inrasara. THƯ GỬI TRẦN MẠNH HẢO

[Katê, vui – kể chuyện nhảm giải trí mình]

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vu khống tôi, rằng do bợ đỡ Nguyễn Quang Thiều nên được Thiều cất nhắc làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, còn chê tôi “ếch ngồi đáy giếng”.

Tôi hoạt động 6 lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, diễn thuyết và đấu tranh xã hội. Riêng về THƠ, thử xem ếch-Sara-tôi ngồi đáy giếng thế nào, để phải đi bợ đỡ ai khác, nhé.

Tôi làm thơ 3 thứ tiếng: Cham, Việt và Anh. Một sản phẩm trí tuệ nào bất kì không thể tự hô lên rằng tôi ngon, mà do bên ngoài đánh giá. Nhà phê bình, chuyên gia, tạp chỉ chuyên ngành… Phần tôi:

Continue reading

SONG CHI ĐỐI THOẠI VỚI INRASARA

[“Nhà thơ Inrasara và tâm sự, ưu tư của người Cham ở Việt Nam”]

BBC.Vietnamese-kì-01, 18-11-2022

[Đạo diễn Song Chi, gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc]

Inrasara Phú Trạm là nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà văn hóa luôn quan tâm gìn giữ văn học Cham hơn 40 năm nay. Công việc của ông gồm phần nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam.

BBC về tác giả: Sinh năm 1957 ở làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) là nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt-Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại VN và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại.

Continue reading

Bắc tiến-cuối. SAO GỌI LÀ BẮC TIẾN?

Nhại nghiêm trọng, để giải nghiêm trọng. Cái chữ Nam tiến ấy – giải, không phải hủy hay quên, mà làm cho nó nhẹ đi, tan ra và bay bổng lên như cánh chim của bầu trời. 

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ. Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” – thể hiện đủ đây qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Bắc tiến của tôi ngược lại: Giải sân hận, truyền đạo Thơ, nghĩa là làm lan tỏa cái ĐẸP viết hoa. Không đao búa, không gái gú, rồi… quy hồi cố hương, vẹn nguyên.

Continue reading

VĂN CHƯƠNG TAN RÃ-02

[hồi đáp 5 câu hỏi được gợi hứng từ Vanviet]

1. Từ cuốc bộ đến đi xe đạp, từ chạy xe máy đến đu máy bay, từ máy bay siêu thanh đến phi thuyền không gian, tiến bộ về khoa học kĩ thuật thì có tiến bộ – nhanh, mạnh và vững chắc nữa là khác, chớ nhân loại muôn đời vẫn đối mặt với bao vấn đề cũ. Đói no, dịch bệnh, yêu và ghét, chiến tranh và hòa bình, sống và chết. Vẫn bấy nhiêu ám ảnh đó, lặp đi lặp lại đến muôn năm.

Bề mặt có thể thay hình đổi dạng, ở nền móng, nó vẫn thế. Bất cứ thời nào ở cộng đồng dân tộc nào trong bất kì không gian văn hóa nào.

Continue reading

Inrasara: Nói chuyện ở Hội VHNT Tuyên Quang, 19&19-8-2022

Ngày 1. Sáng: CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?

Nếu không có thơ cách tân, không có tân hình thức, hậu hiện đại, văn chương mạng, thơ trình diễn… không biết chúng ta hình dung thơ Việt hôm nay ra sao nữa.

Vậy mà chúng cứ bị kì thị, bị đẩy ra ngoài lề, nghĩa là phía chính thống ít/ không chấp nhận chúng, luận bàn về chúng – ngoại trừ thơ cách tân.

Toàn cầu hóa và phương tiện internet cho ta cái nhìn khác.

Continue reading