Phạm Công Thiện: Trường giang Mỹ Tho

Sinh năm 1941 tại Mỹ Tho.

Nguyên Giáo sư Triết học Tây phương Viện Ðại học Toulouse (Pháp), nguyên Giáo sư Phật giáo Viện College of Buddhist Studies, Los Angeles (Hoa Kỳ), nguyên khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện Ðại học Vạn Hạnh từ năm 1968-1970, sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư tưởng của Viện Ðại học Vạn Hạnh, 1966-1970.

Tác phẩm chính đã xuất bản Continue reading

Nguyên Sa: Nga

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm

Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao anh chả là nước biển.

Tại sao, Nga ơi, tại sao…
Đôi mắt em nghẹn như sát từng lần vỏ hến Continue reading

Nguyễn Thị Hoàng Bắc: Ngọn cỏ

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Viết văn, làm thơ, dạy học.

Đã in: Long lanh hạt bụi (tập truyện), Văn nghệ xuất bản, Hoa Kì, 1988; Bên lở bên bồi (tập truyện), Nxb.An Tiêm, Pháp, 1997; Kéo neo mà chạy, Nxb.Văn mới, 1997.

 

NGỌN CỎ

 

tiếng nước đái

nhỏ giọt

trong bồn cầu tí tách

thứ nước ấm sóng sánh vàng

hổ phách

trong người tôi tuôn ra

phải rồi

tôi là đàn bà

hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ Continue reading

Tô Thùy Yên: Đi về

Một thế kỉ thơ Việt, có lẽ bài “Tình già” (1932) của Phan Khôi và tập thơ Tôi không còn cô độc (1956) của Thanh Tâm Tuyền là quan trọng nhất. Quan trọng, bởi nó đóng vai trò bản lề mang tính xoay chuyển. Xoay chuyển cho mở ra những chân trời mới. Nhưng có thi tập hay bài thơ mang trong mình sự khép lại. Khép lại một lối viết, lối nghĩ, một thời đại thơ,… để mở ra khả tính mới, khác cho thơ. Làm thơ và đọc thơ.

“Đi về” của Tô Thùy Yên là một.

 

Khuya rồi, nước đã đầy trăng,

Đi về suốt bãi sông Hằng, gặp ai? Continue reading

Một chút suy tư với Võ Thị Như Mai

Bên kia tít tắp đại dương (NXB Văn học, H., 2011) của Võ Thị Như Mai là tập thơ tình. Tình yêu lứa đôi, tình cha con, tình thầy trò, tình đồng môn và đồng song, tình yêu quê hương,… Tình riêng và tình chung. Tôi thích cái tình chung ấy của Như Mai. Tình yêu vượt ra ngoài cái tôi bé nhỏ, vượt ra quỹ đạo giường chiếu của bạt ngàn người nữ làm thơ. Để cảm thông với tha nhân. Như cảm thông nỗi chia li muôn đời của bao cuộc tình thất thố, ở “Một ngày cuối tháng hai”:

Hôm nay tôi xem một chuyện tình buồn

Buồn đến rơi nước mắt

Vẫn là hai người yêu nhau không thể nào chia cắt

Dắt nhau vào vô cùng Continue reading