Giải trí cuối tuần. PÔ-KLONG & RAMƯWAN

Ramưwan năm nay tôi tu, không đi đâu cả. Năm trước là Pabblap, năm ngoái là Pacam, năm nay tính vào Parik, nhưng không. Có nguyên do chánh đáng:

[1] Phim về Pô-Klong Jaka Năng Tuệ Phú hẹn sau Tết, rồi qua bao xử lí kĩ thuật, thêm một bộ phận hỏng, phải đặt hàng từ Sài Gòn… để mãi hôm Tảo mộ xa ‘nao ghur atah’ mới lên sóng được. Tôi cần ngồi nhà túc trực để kịp xử lí tình huống.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. NGƯỜI CHỒNG MUÔN THUỞ

Ông nào nhìn thấy bóng dáng mình trong này thì hãy run đi, là vừa!

Ông chồng mà…

Chả có lấy mục tiêu cỏn con sống qua ngày, nói chi mục tiêu lớn, đời tới đâu hay tới đấy; từ đó

Không nuôi nổi thân chớ miễn bàn làm chất trụ gia đình, vô trách nhiệm, bòn được đâu tí tiền thì tiêu pha không kể trời trăng chỉ để ra oai; trong khi

Cả ngày ngồi bàn trà chém gió, nói thánh nói tướng, mãi chê việc nhỏ không đáng, mà việc lớn chẳng thấy đâu;

Continue reading

Tết giải trí-8. TUỔI XẾ CHIỀU, CHUẨN BỊ GÌ, LÀM GÌ…?

“Chiều đã xuống rồi. Hãy tha thứ cho tôi vì chiều đã xuống…” – Nietzsche.

Tôi là con người sống triết học, luôn dự liệu và lập kế hoạch trước, cho mọi chuyện. Kế hoạch – không công thức, mà đầy sáng tạo. Như khi còn tuổi đứng bóng mặt trời, tôi đã lên kế hoạch cho phần cuối đời.

Đây là kinh nghiệm riêng mà không tư, tạm “pháp thí” đến với chúng sanh cần đến nó. Bạn đang về chiều, cần chú ý 5 điểm cốt tủy:

[1] Sức khỏe, không có món này thì miễn bàn đến kế hoạch.

Vậy, hãy lo cho sức khỏe ngay từ tuổi 30, khi gân cốt bạn đã chín muồi sắp vào giai đoạn thoái trào. Khoản này, tôi ý thức rất sớm, ngay từ tuổi 20 cơ!

Tiếp, Bảo hiểm Y tế không phải là không cần thiết.

[2] Nền tảng vật chất, 2 thứ:

Thế nào bạn cũng cần đến một nơi trú thân. Ở Chakleng, tôi có Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, thêm nhà cháu với phòng riêng, thích ở đâu tùy.

Kế đến, quỹ phòng thân, là phần cứng không thể đụng đến. Bạn phải có kế hoạch tiết kiệm ngay tuổi ngũ thập, với các bạn không có lương như tôi thì càng. Bạn vẫn có thể cho con cái biết khoản tiền này, dù không cần cụ thể, để họ không lo lắng về nỗi cha mẹ già ăn bám.

Dứt mọi nợ nần lễ, đám các loài, bởi chúng ăn mòn rất nhanh vào quỹ phòng hộ, nhanh đến không lường được. May, tôi đã thoát được nó ngay thuở lập gia đình.

[3] Về tiết mục tình cảm

Bạn không làm phiền con cháu, về tiền bạc đã đành, nhất là về nỗi ngứa ngáy can thiệp vào đời sống của họ.

Càng không cho phép con cháu làm phiền mình, như gánh chịu nỗi hư hại của họ. Thương yêu đến đâu cũng không nên mang thân già ra làm bia đỡ đạn cho con cháu.

Tuổi già, ngán nhất là bị con cháu bỏ rơi, có bạn đời bên cạnh là tuyệt. Hani 60-65, tôi hai lần rủ cùng về quê, nàng không chịu, tôi đành quy hồi cố hương một mình. Vẫn tốt và ổn.

[4] Di chúc, để phòng bất trắc không lường được

Phải là giấy trắng mực đen, chứ qua lời nói gió thổi bay mất. Chúng tôi lập di chúc khi cả hai còn khỏe và minh mẫn, có xác minh của bên thứ ba.

Tài sản nếu có, cần chia đồng đều – không phân biệt trai gái, con chung hay riêng.

Di chúc thế nào cũng cần dành phần cho mình, chứ không chia hết. Khoản này, tôi biếu cả cho Hani, để mình được… vô sản!

[5] Niềm vui tuổi già

Giải trí bằng du lịch, chơi cây cảnh hay ngồi bàn cờ tưởng, hoạt động xã hội… là nhu cầu tìm vui thiết yếu của tuổi già, mỗi người mỗi kiểu, tôi thì không.

Tôi không bạn thân, mà chỉ có đồng đội ở lĩnh vực, thời điểm với công việc cụ thể nào đó. Tôi sống với tư tưởng và chữ nghĩa của mình, và lần nữa, có thể nói – rất ổn.

P.S.

– Từ Covid-19 về quê, phần ăn của tôi thầy Chương em cột chèo nấu giúp. Khi vợ chồng Trào đi Mỹ, cháu Trâm phụ phần món ăn, còn cơm cháo tôi tự nấu. Từ đầu năm 2024 tôi bảo cháu thôi, dẫu sao mục ăn uống tôi cực đơn giản.

– 23-1 vừa qua, cầm Sổ khám bệnh chạy xe qua Bệnh viện Ninh Phước. Số là mươi ngày qua vùng lưng đau âm ỉ, ít thôi, nhưng có. Sinh hoạt đi lại bình thường không đau, ngồi viết nửa tiếng, đứng dậy thì nghe đau, đau tí lại hết.

Thử với soi hết món này nọ, bác sĩ kêu, bộ máy anh còn ngon, thoái hóa cột sống nhẹ thôi. Nhưng lẽ nào không kê thuốc, thế là kê 5 món. Cả thảy mất non 400.000đ. Do Bảo hiểm Y tế hết hạn từ lâu, mà cháu nó quên gia hạn. Có bệnh hoạn gì đâu để đi khám mà biết!

Bảo hiểm Y tế lợi hại là vậy.

Tôi uống có 1 liều đã hết bệnh ngay, thế là… bỏ!

Bạn tôi đùa: Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột. Tuổi 60 thoái hóa cột sống, ai mà chả! Anh làm như mình bệnh ghê lắm…

Tết giải trí-5. DÂN TỘC TÍNH, MẶC CẢM & GIẢI MẶC CẢM

Dân tộc tính là gì?

[1] Einstein cợt rằng, nếu thuyết tương đối của tôi được chứng minh, thì Đức bảo tôi là người Đức, còn dân Pháp khẳng định tôi là công dân thế giới. Bằng không, Pháp kêu tôi là tên Đức Quốc xã, còn người Đức thì nhất định tôi Do Thái.

Tôi có chuyện khác.

Người Đức [Freud chẳng hạn] nằm mơ thì đem giấc mơ ra phân tích – tổng hợp để dựng lên lâu đài triết học. Cham nằm mơ sáng dậy coi mình còn nợ nần gì với Yang không để còn lo trả nợ. Chớ người Việt liền giải giấc mơ rồi chạy ngay ra chợ đánh đề.

Continue reading

DỄ & KHÓ

Cầm lon bia dễ hơn cầm cuốn sách

Chê bai người khác dễ hơn tự phê chính mình

Tụm ba tụm tư tán gẫu khoái hơn ngồi cô độc suy tư

Than thở dễ hơn nỗ lực

Buông xuôi, bỏ cuộc dễ hơn tìm lối đi mới

Ngủ nướng khỏe hơn dậy sớm thể dục

Chơi bởi sướng hơn học tập

Làm thơ sướng hơn viết tiểu thuyết

Làm quan dễ và sướng nhất…

Giải trí cuối tuần. KOSALA, NGỌC TRINH & TỜ VÉ SỐ MAY MẮN

Sau tút “Giải trí đầu tuần. Học khiêm tốn được như… Inrasara, chắc chắn bạn sẽ thành công!”, tôi xin nghỉ 1 tuần. Y hẹn, sáng nay tôi trở lại…

Nghỉ, để làm chuyến hành phương Nam.

Kosala, tên tiếng Việt là Trà Kha [dùng đặt tên cho Út tôi], mảnh đất đèo heo vùng sâu thuộc tỉnh nghèo Trà Vinh chúng tôi lạc về buôn bán và trọ, 34 năm trở lại, người vắng hoe.

Đó là mùa thu năm 1989, cũng là tháng và năm nàng Ngọc Trinh ra đời! Ngày đầu 30-1-2024, tôi xuống xe ở Nhà Bia thị trấn Tiểu Cần, quê em-Ý! Ngày cuối, 2-2-2024, lại rơi đúng vào ngày em-Ý được mang ra xét xử!

Continue reading

Giải trí buồn. SÀI GÒN THÌ KHÁC

Theo facebook Lao Ta sáng 3-12-2023, “Triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường” tại Hà Nội, hơn 180 mà có đến 31 chân dung bị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội duyệt loại. Tạm kê 10:

Phan Khôi, Hoàng Cầm, La Khắc Hòa, Tạ Duy Anh, Hoàng Minh Tường, Hoàng Quốc Hải, Trần Đức Thảo, Nguyễn Duy, Lê Đạt, Phùng Cung…

Lạ vậy chớ, dân mạng la làng, cũng phải thôi.

Sài Gòn thì khác, có phân biệt đối xử đâu nào!

TÂM VÀ TÀI – HỌ LÀ AI? là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, năm 2012 đã triển lãm 15 ngày tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, được NXB Trẻ in thành sách và ra mắt tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ – TP Hồ Chí Minh. 

Sách dày 864 trang, nặng đúng 5kg, “tập hợp 400 gương mặt xuất sắc, nổi trội trong nhiều lĩnh vực” của Việt Nam thế kỉ XX. Ở đó có Võ Nguyên Giáp, Phạm Duy, Nguyên Ngọc, Ngô Bảo Châu, và cả… Inrasara nữa!

Giải trí cuối tuần. TỪ LƯỜI ĐẾN CÁI NHÃN

Cái bệnh lớn nhất của con người là lười, trội hơn cả là lười suy tư, từ đó ta bị sống chứ không sống. Bạo lực qua đó mà sinh sôi, bao xâu luôn bạo lực ngôn ngữ. “Đám Do Thái bẩn thỉu”, “thành phần phản động”, vân vân. Muốn đánh chết con chó cứ gán cho nó chó dại, là xong phim.

Chiều tích cực cũng hệt, từ lười dẫn đến bạo lực ngôn ngữ.

Nhà phê bình nọ viết về thơ DTTS, hết “Người Xứ Mây Dương Thuấn” đến “Con Gấu rừng Lạng Sơn Lương Định” qua “Ngọn Tháp cổ Phan Rang Inrasara – Phú Trạm”… chả khác dân ghiền bóng đá gán nhãn cho cầu thủ, đội bóng: “Người ngoài hành tinh”, “Những con quỷ đỏ”, “Pháo thủ thành Luân Đôn”!

Continue reading

Cười-08-09. CHUYỆN CỦA THIÊN TÀI

[hay. Kẻ chữ nghĩa, nỗi người & tâm thế đồ cổ của nhà thơ hôm nay]

Kẻ chữ nghĩa thuở mới tập làm thơ, suốt ngày trời mây mơ giấc mơ nỗi thiên tài; khi đã thành nhà thơ, rớt ngay trở về mặt đất, toan tính so đo cò kè thêm hai bớt một; đến lúc đã đắc đạo thơ, cùng thơ thõng tay đi vào chợ đời, sự sự vô ngại.

“Đêm nằm nghĩ mãi không ra/ Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ”.

Nguyễn Bảo Sinh vẫn còn xem thơ là loài cao trọng, phiền là nơi cõi sang cả ấy lòi ra thứ hạ cấp [thằng ấy] chen chân vào.

Continue reading

Cười-07. TÔI SƯỚNG HƠN… KANT

Làm Chàm thì sướng. Không lạ – khi ở kiếp sau K. được Thượng đế ưu tiên cho chọn xứ sở nào tùy mà sống, suy đi nghĩ lại, cuối cùng hắn chọn làm… Chàm.

[1] Kể rằng Kant cả đời không đi ra khỏi thị trấn quê ông, sống cô độc để dựng lên lâu đài triết học đồ sộ. Người đời cười, sống thế sướng ích gì cơ chứ! Ông nghĩ khác, làm khổ nhân loại bằng cách buộc họ giải thích mình, ông… sướng.

Không tài sản, chẳng vợ con. Có bận được người quen giới thiệu một quý bà xinh đẹp, ông qua ướm hỏi, nàng bảo anh cho em một tuần suy nghĩ nhé. Tuần sau nàng qua ông, ông kêu, anh cũng đã suy nghĩ lại rồi, chắc anh không nên lấy vợ. Thôi thì “ta chia tay từ đây”.

Continue reading