Jalau Anưk: Gia đình Việt Nam và vài vấn đề cần báo động

Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6

Cùng với những thay đổi của các thiết chế xã hội qua nhiều thời kỳ lịch sử và những thay đổi về kinh tế, chính trị … ; những giá trị có tính nền tảng của một gia đình tại Việt Nam, theo dòng chuyển này, cũng thay đổi không ngừng. Đáng buồn là xu hướng thay đổi này dường như là tiêu cực và đáng báo động, đặc biệt là sự băng hoại nghiêm trọng về các giá trị đạo đức của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. Continue reading

Jalau Anưk: Báo chí Việt Nam thực sự được ghi nhận đến đâu?

Báo chí cách mạng Việt Nam tròn 87 năm kể từ khi tờ báo Thanh Niên do chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt số đầu tiên (tính từ ngày 21/06/1925 – 21/06/2012). 87 năm và 706 cơ quan báo chí in (178 báo in, 528 tạp chí); 1 hãng thông tấn quốc gia, 2 đài phát thanh-truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình của ngành, 64 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, trên 600 đài cấp huyện, hàng ngàn trạm truyền thanh cấp xã; 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang thông tin điện tử. Cả nước có hơn 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo (1). Continue reading

Jalau Anưk – Thơ 17: Bên trong mình

Đã đăng Tagalau 12

 

dở hơi như lúc ban ngày đi ngang một đám tang

kèn đồng nhạc hát

vui

rần rần hai bên đường

chật như một cái áo lót tàng hình

eve’s love

tập tễnh điện hạt nhân/ hàng xóm bất đắc dĩ

hồ hởi tái mặt

ru em bằng những câu hát/ thèm đống than củi đốt ngoài sân Continue reading

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại – kì cuối

Lời BBT Inrasara.com:
Bài viết “Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại” của Jalau Anưk đến nay đã là kì cuối. Dù không là đại diện, nhưng đây là tiếng nói chính thống của người viết thuộc thế hệ trẻ. Thế hệ đi trước, bên cạnh các cống hiến đáng kể – một số vị thuộc thế hệ đó đã làm vẩn đục không khí xã hội. Thế hệ trẻ có quyền nói lên tiếng nói của mình. Bài viết của Jalau Anưk nghiêm túc, thích đáng và đầy trách nhiệm. Còn nhìn nhận nó ra sao, tùy góc độ và quan điểm của người đọc. Inrasara.com rất hân hạnh đón nhận mọi ý kiến phản hồi.
Inrasara.

Phần cuối – Một số chủ đề đang được bàn tán sôi nổi trên diễn đàn – quan niệm và nhận định

* Jalau Anưk tại Bàn tròn Văn chương – Hội Nhà văn VN, Vũng tàu 2007.

Ông mình, ba vợ Trà Vigia mỗi lần có dịp về quê, mình hay ghé thăm, chào hỏi. Có một lần đến chào, không có Trà Vigia ở nhà, mình thấy ông đang đọc báo. Đọc một hồi, ông buông xuống bảo là “chán quá, cậu Tư mày da bọc xương, không biết đá banh đá bóng gì cả mà cứ toàn mua báo Bóng Đá”. Mình mỉm cười, ông cũng mỉm cười (rất duyên). Không biết đá bóng không có nghĩa là không được yêu bóng đá, không được nhận xét bóng đá, Continue reading

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại

Phần 3: Những chuyện nhảm trên các diễn đàn

Có triệu triệu diễn đàn trên thế giới rộng lớn này. Tuy nhiên, những diễn đàn để nhiều thông tin về Chăm/ cho Chăm có nơi để xuất hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, mỏng như Chăm vậy, rải rác chỉ vài làng xóm, có khi cách xa nhau cả ngàn cây số, cả những khoảng đại dương mênh mông … Tội lắm! Chăm hiếm ai chối từ nguồn gốc của mình. Chăm thậm chí có khi không nói và hiểu được nhau bằng chính tiếng Chăm. Vậy mà, khi gặp, họ hồ hởi nói rằng “mình là Chăm” bằng ít nhất một thứ ngôn ngữ trung gian khác, không phải Tiếng Chăm Continue reading

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại 02

Phần 2: Tâm thế hội nhập qua biểu hiện bằng giao tiếp của xã hội Chăm đương đại


* Anh chị em Chăm tại Phước Nhơn – 2002.

Con sâu làm rầu nồi canh”, halak mà. Rầu ít hay rầu nhiều thì vẫn làm cho cái nồi canh trở nên kém ngon, thậm chí phải đổ đi. Cái nồi canh càng nhỏ, càng ít nước và tinh thì cái nồng độ rầu càng cao, càng nặng mùi. Chăm không nhiều lắm, không đủ mênh mông để làm nhạt và loãng (hoặc giả như là được thì cũng khó lắm, lâu lắm) cái độ rầu nhiễu vào bởi các con sâu đương đại. Mỗi một con [hay loài] sâu đương đại đều là một (hoặc chí ít là một xã hội đương đại thu nhỏ). Đơn vị đo lường cho cái xã hội này không thể định lượng như kilogram, centimét, xị hay lít… Continue reading

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại

Phần 1: Chuyện vặt của mình

Các phương tiện thông tin đa nhiều, tốc độ và sức khuếch đại nhanh, rộng, cộng hưởng với một bối cảnh văn hóa, xã hội và kể cả những tính cách rất Chăm, rất đặc thù; gần đây, cộng đồng Chăm khắp nơi dường như đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong giao tiếp, tranh luận và tranh cãi.

* Katê tại nhà Trà Vigia – Hamu Tanran, 2010. Photo Chính Hữu.

Tranh luận – một khi đã gọi như thế thì chính nội tại của 02 từ này là để có thêm những cơ sở hiểu biết, khả năng tích góp những ý kiến khác nhau (và lắm lúc chọi thẳng vào nhau cũng nên) để đi đến một kết cục “tốt đẹpContinue reading