BÀ XÃ ĐỘT QUỴ, LÀM GÌ?

Sáng nay, 8:45g tin từ Sài Gòn, bà xã đột quỵ.

Tôi cà-phê Patom với anh em Cham, chạy xuống Chakleng tính trả lời phỏng vấn phim Jaya xong là qua đám thiêu ‘kakuh’ đưa tiễn dượng Dọng “về”, chưa kịp thì có chuyện – lại chạy lên núi. Đang bon bon trên đường chợt nghe tin.

Tôi không ngạc nhiên, càng không mất bình tĩnh. Tôi máu lạnh, cả chuyện xảy đến bất ngờ nhất, tôi vẫn ‘patom hatai’, thở sâu vài hơi, để nhìn ra hướng giải quyết.

Ở đây cũng vậy. Tôi ngừng xe, thở sâu vài phút…

Continue reading

Thổ cẩm Cham-15. BƯỚC CẢI CÁCH THỨ SÁU

30 năm miệt mài, bà con Chakleng tìm đủ mọi cách đưa hàng thủ công mĩ nghệ dân tộc ra thị trường, qua đó ở mức độ nhất định, thổ cẩm Cham đã tạo được tiếng vang trong nước và quốc tế. Bà Phú Thị Mở với một tuần lễ ở Thái Lan (1994) hay Thuận Thị Trụ từ mươi ngày tham gia Trưng bày y phục Cham ở Mã Lai (1995), rồi qua mươi nước sau đó, đã tạo một bước ngoặt mới cho thổ cẩm Cham phát triển, mở rộng thị trường. Cham không còn để khách hàng tình cờ biết và tìm đến hay chỉ chuộng lạ mà mua, một lần rồi thôi. Cách bán hàng hiện nay là phải đưa sản phẩm đến tận mắt và giao tận tay người mua.

Continue reading

THỔ CẨM CHAM 13&14

Thổ cẩm Cham-13. TÔI DỒN SỨC CHO THỔ CẨM NHƯ THẾ NÀO?

Năm 1998,

đã xong bộ Văn học Cham, Từ điển Cham Việt và Việt Cham; Tháp nắng, Sinh nhật cây Xương rồng đã ra đời; tôi rời Đại học để dồn toàn lức cho Thổ cẩm.

Hội chợ Triển lãm Quang Trung mang về cho Cơ sở 4 Huy chương Vàng và huy hiệu Bàn tay Vàng cho bà chủ;

Quày Thương xá Tax đã mở rộng tối đa có thể, thêm hai đại lí Thổ cẩm Cham khai trương tại Hà Nội; và vài nơi khác…

Cơ sở may tại Sài Gòn chưa tới 20 thợ hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng kịp thời nhu cần khách hàng;

Continue reading

Thổ cẩm Cham-phụ lục- NHÀ VĂN & TIỀN

[hay: Tự do cho viết]

Henri Miller: Tôi nghĩ con người thực sự cần rất ít: ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hoặc không có gì cả. Miller thì vậy, chớ Voltaire với Dostoievski rất khác.

Ngay thời trẻ Voltaire quyết phải giàu, để TỰ DO; đến khi giàu rồi ông cũng không chịu lấy vợ, để rảnh rang dựng… thời đại Voltaire. Còn Dos, vẫn vợ con đủ đầy, riêng khoản tiền bạc ông không quyết nữa, mà là bị ám ảnh đến phải đi nghiên cứu cách đánh roulette chắc ăn nhất, rồi lao vào hết đợt này đến đến đợt khác. Ám ảnh, tại sao? Đủ tiền ông mới TỰ DO sáng tạo. Nhưng rồi cuộc chơi đẩy ông vào ma-ra-tông viết trả nợ. Dẫu sao ông cũng làm nên sự nghiệp đồ sộ.

Biết thân biết phận, tôi làm khác hai ông lớn kia.

Continue reading

Thổ cẩm Cham 10&12

Thổ cẩm Cham-10. MÁY BÁN CÔNG NGHIỆP CÓ “GIẾT CHẾT” THỔ CẨM CHAM?

Thổ cẩm Cham “kém chất lượng” bị trả về, không chỉ mỗi Cửa hàng Mai, mà nhiều khách hàng khác. Không chỉ một mà nhiều lần. Làm thế nào?

Chúng tôi lại tiếp tục đi. Hãy gõ thì cửa sẽ mở, Chúa Jesus nói thế. Gõ cửa một công ty dệt tại Thủ Đức, anh giám đốc kêu: chuyện nhỏ. Hani chọn hoa văn cao cấp và khó nhất: 13 go. Và, đúng là nhỏ thiệt. Chưa qua tuần, họ đã giao cho chúng tôi tấm mươi mét vuông “thổ cẩm” chất lượng cao. Đến khi cậu nhân viên hỏi:

– Anh chị tiêu thụ nhiêu “công” một tháng? thì chúng tôi tắt đài.

Continue reading

Thổ cẩm Cham-9. CƠ SỞ DỆT THỔ CẨM INRAHANI TỪ 40 TRIỆU

Từ miền Tây về, chúng tôi tay trắng. Bà xã thuê “chợ” làng để bán tạp hóa, kiếm đồng lẻ tiêu pha qua ngày. Thế buộc, tôi vào cuộc và thủ luôn vai chính, chuyện đã kể, xin miễn lặp lại.

Nhưng rồi tại đây chúng tôi bán tất tần tật những gì dân nhà quê cần, trong đó có nguyên vật liệu cho thổ cẩm và cả sản xuất hàng thổ cẩm. Tôi vừa bán quán vừa quay, tơ, cần chỉ và đếm… tiền. Không bao lâu Tạp hóa Haly’s trở thành trung tâm mua bán của Chakleng và cả làng lân cận.

Continue reading

Thổ cẩm Cham-8. THỔ CẨM CHAM, THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP

Bài phát biểu tôi soạn cho Inrahani đọc tại hội thảo: “Bảo tồn văn hoá – Doanh nghiệp xã hội làm được gì?” (NGO), 19g-21g: 20-4-2016, TPHCM

Hiện nay, nghề dệt Thổ cẩm Cham đã phát triển và nổi tiếng, cả trong lẫn ngoài nước; nhiều hộ gia đình người Cham làng Mỹ Nghiệp khấm khá nhờ thổ cẩm; vài cơ sở phát triển, trong đó có Công ty thành công; vân vân…

Thế nhưng tất cả không phải một sớm một chiều mà có được. Người dân Mỹ Nghiệp, và cá nhân tôi đã phải vượt qua bao thách thức, có khi phải giải quyết khủng hoảng mới có ngày hôm nay. Ở đây, tôi xin lướt qua 5 thách thức lớn mà bản thân tôi gặp phải trên con đường phát triển Thổ cẩm.

Continue reading

Thổ cẩm Cham-7. TE TUA THỔ CẨM CHAM & BƯỚC THỬ NGHIỆM

Năm 1989, khi ấy tôi ở Krong Likuk (sông sau) mảnh đất cuối chót của palei Chakleng – mãi vật lộn với cuộc sinh nhai. Từ làm rau muống, chăm giàn nho cho đến lang thang các làng chích trâu bò heo… để kiếm chút đỉnh nuôi gia đình năm miệng ăn giữa thời buổi kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đầu hôm dạy võ cho mấy đứa cháu, giấc gà gáy sáng thức… độc thư!

Thì Chakleng xảy ra đồng lúc hai biến cố mang tính bước ngoặt.

Thổ cẩm đang rù rì thì đột ngột một công ty Nhà nước ở Phan Thiết về Chakleng đặt hàng “mền” lớn. Cả làng nhốn nháo lên, cấp tập dệt ngày dệt đêm để đáp ứng hợp đồng. Cuối cùng rồi hàng được chuyển đi. Hai chiếc xe tải lớn chớ chả đùa.

Continue reading

Thổ cẩm Cham 5&6

Thổ cẩm Cham-5. MIỆT MÀI ĐỜI THỔ CẨM

“Dẫu có cực ra sao bà mẹ Chakleng cũng không bỏ nghề. Mất tích hay mang thứ bệnh ngặt nguy tới đâu, quý ông Chàm vẫn cứ lên Thượng. Mỹ đến, Chakleng có thêm món “buôn sở Mỹ”. Nghĩa là luôn biết tạo đất sống. Cho thổ cẩm. Và cho chính đời sống của mình.”…

Các tên tuổi trình độ tay nghề cao, như: Bà Mến, bà Đỡ, bà Thạng và hàng trăm chị em Chakleng… cứ miệt mài, ngày qua ngày. Giữa các bà, các mẹ thời đó, dì Phú Thị Mở nổi bật hẳn lên. Có nguyên do của nó, trong đó thầy Lâm Gia Tịnh chồng dì – bên cạnh cụ Thiên Sanh Cảnh – được cho là trí thức hàng đầu trong cộng đồng Cham, đã góp công lớn. Trước 1975, thầy làm việc ở Trung tâm Văn hóa Chàm – Phan Rang với Cha Moussay, sau nhiều quan lớn từ cấp Tỉnh đến Trung ương quen thân – là vốn vô hình giúp dì Mở quảng bá tên tuổi cùng sản phẩm Thổ cẩm Chakleng.

Continue reading

Thổ cẩm Cham-1&2

Thổ cẩm Cham-1. CÁC BƯỚC CHUYỂN

Tết năm ngoái, dự tính hội các ‘Halau janưng’ Cham ‘Ahiêr’ để quyết toán phần việc san định Kinh ‘Ahiêr’ đã ổn sau 3 năm miệt mài, Covid-9 đến – ngưng. Tết năm này, lần nữa Covid-19 làm đình trệ Hội thảo cải cách tôn giáo Cham đã báo trước đó. Thôi thì kể chuyện cũ vậy: Hành trình Thổ cẩm Cham.

Tôi là người làm, hiểu việc mình làm và biết kể nó ra. Về mọi chuyện.

Năm ngoái, đại Cty Trung Nam hợp đồng với Cty Inrahani làm sản phẩm cao cấp tặng khách – với yêu cầu cao. Bà xã qua tôi hỏi về ý nghĩa hoa văn này nọ, và vân vân. Tôi nói:

– Mẹ nó thủ vai chính mà…

Continue reading