TRẦN MẠNH HẢO BIẾN TRẮNG THÀNH ĐEN ĐỂ LỪA DỐI ĐỘC GIẢ NHƯ THẾ NÀO?

Nguyễn Khải: “Họ nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ!”

Vụ này lẽ ra không đáng nhắc lại, do TMH “cầu mong” nên tôi trả lời một lần cho trót. Viết xong vào cuối ngày, đăng để tiễn năm cũ, sáng mai bước sang năm mới, sự sự sẽ khác.

Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại và Nguyễn Quang Thiều” do Viện Văn học tổ chức ngày 28-6-2012 với 30 tham luận. Ở đó các nhà phê bình, nhà văn gọi thơ Nguyễn Quang Thiều là “hiện tượng”, “Thiều hậu hiện đại”, “lá cờ đầu cách tân thơ Việt”, “cách tân ấy ảnh hưởng đến thơ miền Nam”, tôi có tiểu luận và bài trả lời phỏng vấn RFA minh định PHẢN BIỆN, vậy mà TMH biến thành ông Inrasara “khen bừa, nịnh ẩu, ca tụng Thiều lên mây”! Xem tang chứng P.S. bên dưới(*)

Continue reading

Vũ Đình Trai: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ INRASARA

Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Hiền, Đại học Sư phạm Đà Nẵng-2023.

Đây là luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ thứ 17 về Inrasara. Vui, khi lần thứ hai học viên Tỉnh nhà làm luận văn về mình!

Chúc mừng tân khoa Vũ Đình Trai, chúc mừng bạn Ngô Minh Hiền.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-22. CHUYỆN 4 NHÀ THƠ

[đùa: “Nếu ở tuổi đôi mươi, tôi ham hố gom thơ in tập, giật giải Hội Nhà văn chư bỡn”]

Ở Sài Gòn, tôi và anh Hà Văn Thùy láng giềng, mấy chiều anh em hay gặp nhau, trà và tán. Anh vừa thích vừa “ghét” Sara, ghét nhất lối làm mới thơ của tôi! Anh ca Tháp nắng-1996:

“Thơ Inrasara thật khỏe, không bi lụy mà như cây đại ngàn qua bão táp vẫn vươn lên đón nắng trời. Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được” (“Inrasara, bay lên từ tháp cổ”).

Continue reading

Inrasara. THƯ GỬI TRẦN MẠNH HẢO

[Katê, vui – kể chuyện nhảm giải trí mình]

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vu khống tôi, rằng do bợ đỡ Nguyễn Quang Thiều nên được Thiều cất nhắc làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, còn chê tôi “ếch ngồi đáy giếng”.

Tôi hoạt động 6 lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, diễn thuyết và đấu tranh xã hội. Riêng về THƠ, thử xem ếch-Sara-tôi ngồi đáy giếng thế nào, để phải đi bợ đỡ ai khác, nhé.

Tôi làm thơ 3 thứ tiếng: Cham, Việt và Anh. Một sản phẩm trí tuệ nào bất kì không thể tự hô lên rằng tôi ngon, mà do bên ngoài đánh giá. Nhà phê bình, chuyên gia, tạp chỉ chuyên ngành… Phần tôi:

Continue reading

Chuyện thơ-10. INRASARA ĐI DÂY GIỮA QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

[bài viết của Trần Anh Nguyễn, đăng Tiền Phong cuối tuần 2014, lâu rồi – dẫu sao có vài ý hay, xin trích ra đây bạn FB đọc vui]

… Tôi gặp anh Inrasara lần đầu tiên tại sân thơ Trẻ ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Hà Nội trong Ngày thơ Việt Nam cách đây độ chục năm. Dù đọc nhiều bài viết của anh, nhưng lần đầu tiên gặp anh. Inrasara đến sân thơ trẻ với nhiều phần trưng bày thơ Hậu hiện đại với sự thích thú xen lẫn ngỡ ngàng. Anh Cham chú xem kỹ từng “gian” thơ của các tác giả khá trẻ. Sự tò mò của anh khiến tôi chú ý và tôi đã trò chuyện cùng anh, trước khi biết anh chính là Inrasara.

Continue reading

PHÊ BÌNH, LÀ MAY RỦI

Ở bài phỏng vấn trên Litviet, 3-12-2011, nhà thơ Phan Nhiên Hạo hỏi:

“… Ở Việt Nam hiện nay, cách tân khó có thể “tới” được một phần còn vì cái não trạng thực dụng đầy tính thỏa hiệp của giới văn nghệ. Nhiều người muốn cách tân nhưng đồng thời muốn được công nhận bởi hệ thống văn chương bảo thủ của nhà nước. Tôi lấy ví dụ Inrasara. Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại. Inrasara là người có vai vế trong hội này, đã ẵm nhiều giải thưởng của hội. Vậy Inrasara làm cách tân bằng cách nào? Bằng cách chế ra cái gọi là “phê bình lập biên bản.” Một loại phê bình nước đôi, vừa ve vuốt giới văn nghệ ngoài lề vừa làm chức năng cố vấn cho giới văn nghệ chính thống. Cùng một lúc muốn làm vui lòng cả hai phía đối phản nhau như vậy cũng giống như lái xe chạy tới ba thước rồi gài số de lui lại ba thước. Cách tân đi đến đâu?”

Continue reading

Câu chuyện Cham-19. TÔI BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ?!

Gần ba thập niên nhập cuộc văn chương chữ nghĩa tiếng Việt, từ sáng tác đến phê bình, từ chủ tọa hội thảo hay chủ trì Bàn tròn văn chương và Cà phê thứ Bảy Văn học cho đến non trăm buổi nói chuyện về thơ ca đương đại khắp các tỉnh thành, Đại học… tôi dường chưa hề bị cái gọi là phân biệt đối xử. Ngược lại, tôi còn được đại bộ phận văn giới Việt ủng hộ, bênh vực nữa. Cả về văn học thuần túy lẫn những gì liên quan đến Cham.

Continue reading

TRẦN MẠNH HẢO VỪA SAI VỪA BẤT CÔNG VỚI TÔI

Tút nhà thơ Trần Mạnh Hảo chiều nay: 5-4-2021 viết ngắn về tôi.

Tạm cho vào ngoặc mấy ý ngoài lề, phần chuyên môn, anh viết “Inrasara [có] hai bài ca ngợi thơ Nguyễn Quang Thiều lên mây”, anh dẫn chứng bài “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định”, Tienve.org, 5-7-2012 cùng bài tôi trả lời Mặc Lâm trên RFA.

Tôi kết luận ngay: Anh TMH vừa sai vừa bất công với tôi.

Continue reading

INRASARA – “THƯ VIỆN SỐNG” VỀ VĂN HÓA CHĂM

Lâu lắm rồi, năm hay sáu năm gì đó, báo chí không viết về tôi cấp tập như xưa nữa. Thi thoảng mỗi năm mới có 2-3 bài dài “nghiên cứu” Inrasara: 7-10 trang đăng tạp chí hay website. Đây là lần đầu tiên sau ngần ấy năm tháng vắng bóng. Báo ảnh, nên bài viết ngắn ngủn khác thường.

Cũng cần bố cáo cho bà con hay.

Xin nói lời karun nhà báo Anh Dũng và Jaya có ảnh oách!  

https://dantocmiennui.vn/inrasara-thu-vien-song-ve-van-hoa-cham/299573.html