Tự ngôn Hàm Bộ 12

Không thể sống cô độc. Sống là quan hệ. Chúng ta quan hệ với thiên nhiên, với con người, với các nền văn hóa và với ý tưởng. Chính mối quan hệ làm phong phú đời sống cá nhân con người. Tránh cho con người tự kỉ từ đó có tư tưởng và hành vi quá khích. Từ chối một nhánh, là ta đánh mất đi một cơ hội khôn lớn. Nhưng con người chỉ thực sự sâu thẳm và khôn lớn, khi hắn trở lại quan hệ với nỗi cô đơn. Ta đối mặt với chính nội tâm ta. Đối mặt và chắt lọc các mối quan hệ kia để trở thành tinh khiết.

Tự ngôn Hàm Bộ 05

* Đứa con của Đất – Photo Inrajaya.

Tự chiều sâu thẳm của tâm hồn con dân Chăm Pangdurangga, họ chưa bao giờ nghĩ họ mất nước, quốc gia hay vương quốc gì đó. Do họ không có khái niệm về quốc gia, tổ quốc hay vương quốc, như con người hôm nay hiểu.

Họ sinh ra ở đó. Xa hơn, ông bà và cha mẹ họ sinh ra và sống ở đó. Miền đất đó là của họ, thuộc về họ. Hay đúng hơn, họ thuộc về đất. Continue reading

Tự ngôn Hàm Bộ 04

Ông đã viết một trường ca thế sự Ariya Rideh Apwei được nhiều người biết đến, vậy mà chính người trong nhà không hề hay biết. Bốn con trai ông, và cả mấy đứa cháu ông cưng chiều cũng không ai biết? Đây là điều lạ.

Toàn bộ sáng tác cổ điển và cận đại Chăm không ghi tác giả Continue reading

Tự ngôn Hàm Bộ 06

Do hiểu sai ý nghĩa của Kut nên một bộ phận nhỏ Chăm nảy sinh tư tưởng chống Kut.

Người Ấn Độ, sau khi thi hài được hỏa táng, tất cả đều cho xuống sông Hằng; thế thì hư vô quá. Dân tộc theo tục địa táng thì tốn đất; thế nào rồi sau vài chục hay vài trăm năm, phần mộ nếu không bị dời đi thì cũng bị xóa sổ. Không thể tránh. Có khi chỉ chừa lại những nhân vật nổi tiếng. Continue reading

Tự ngôn Hàm Bộ 08

Klu làm việc với Ywơn với Lauw, hiếm có thời gian rỗi anh em gặp nhau, là điều bình thường. Anh không trách đâu, bởi không thể trách.

Hãy sống có ta có mình hu urang hu drei. Thật khôn ngoan, cái khôn đủ để mình tồn tại mà không hại người, dù đó là con người vô danh tiểu tốt tới đâu.

_____

“Klu” là tên thân mật mà Hàm Bộ thường gọi Inrasara

Tự ngôn Hàm Bộ 02

Ariya Glơng Anak có một hình ảnh mang tính biểu trưng rất cao:

“drei tacei wơk ka drei”: mình trỏ thẳng vào mình.

Khi ta đưa một ngón tay chỉ chỏ vào người khác, thì ba ngón của chính ta chỉ đâm thẳng vào thân ta. Một vay ba trả là vậy.

 

Tự ngôn Hàm Bộ 01

Một câu thơ trong Ariya Twơn Phauw rất đáng chú ý:

Mưyah jơl nưgar halei, min drei nhu kađa – Dù mình có thất bại nhưng họ nể trọng mình (nghĩa: Nếu mắc kẹt ở miền xứ nào, nhưng ta, họ kiêng nể) .

“Nể trọng”, bởi mình bảo vệ được danh dự. Tận thâm tâm, Twơn Phauw biết cuộc khởi nghĩa do ông khai mào sẽ thất bại, thậm chí thất bại không còn nửa dấu vết. Ông cũng biết chắc chắn bản thân mình sẽ bị thuộc cấp hay nhân dân [hoặc lịch sử] nguyền rủa*. Nhưng ông không chọn “hòa”, mà đã chọn “chiến”. Để bảo toàn danh dự. Không phải cho ông, mà cho các thế hệ đi tới.

Có ai hiểu ông không?

_______

* Thật sự trong tác phẩm Ariya Twơn Phauw, tác giả cũng đã tỏ thái độ như thế.

 

Tự ngôn Hàm Bộ

Hàm Bộ là anh họ của tôi. Là guru của tôi. Anh mất vì tai nạn năm 1999, khi vừa 44 tuổi.

Hàm Bộ ít nói, anh cũng không phải dân nhiều chữ, cả đời anh chưa viết [và không muốn viết] một chữ nào. Sinh thời anh em gặp nhau ở quê. Có khi ngồi với nhau cả ngày, hai chúng tôi không nói một lời, ngoài vài câu vu vơ về mấy chuyện vu vơ. Không nói, nhưng hiểu nhau.

Anh mất, tôi đã có 4 bài thơ về anh. Là điều hiếm. Bởi tôi không quen làm thơ ngâm vịnh. Cả cảnh lẫn người. Với anh, là trường hợp đặc biệt.

Hàm Bộ người cao lớn, tướng như sư tử, dáng đi nhẹ nhàng, oai vệ. Anh đến, anh đi và không để lại dấu vết. Ngay cả một tấm ảnh, tôi cũng không có.

Tự ngôn Hàm Bộ, là ghi chép ngắn các suy nghĩ của anh rơi rớt đây đó mà tôi nhớ được. Ghi chép và ghi chú theo ngôn từ của tôi. Mong linh hồn anh tha thứ về mấy dấu vết còn khá thô thiển, các lời lẽ có lẽ anh không nhận, khi đọc nó, nếu anh còn có mặt trên mặt đất già cỗi nhiều bất trắc này.

Inrasara

*

Tự ngôn Hàm Bộ 11

Trí thức (nguyên văn tiếng Chăm: urang glaung sunuw: người cao cơ mưu) là kẻ thấy trước, hiểu trước và sợ trước.

Không phải sợ cho mình, mà cho người khác.

Sợ trước, và cảnh báo trước.