Inrasara: Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam ở Tọa đàm

Báo Đà Nẵng cuối tuần, 8-5-2011

Sáng ngày 23-4-2011, lần đầu tiên Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Tọa đàm văn học. Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam vừa đoạt Giải A Văn xuôi của Hội là đối tượng được chọn. Nhà thơ Inrasara chủ trì Tọa đàm. Tham dự có mươi nhà văn, nhà phê bình khác, cùng 12 anh chị em học viên Lớp Bồi dưỡng Sáng tác VHNT dành cho các tác giả trẻ dân tộc thiểu số và miền núi.

Đây là tác phẩm có tiếng vang trong dư luận bạn đọc

Continue reading

Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Chăm hiện nay

Inrasara: TINH THẦN TRIẾT HỌC…

(Ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tinh_than_triet_hoc_va_van_de_xa_hoi_Cham/

 

1. Sự cần thiết của triết học

Chuyện 1. Năm 1977, ông thầy cũ ghé nhà tôi tại Caklaing thấy tôi đang ôm cuốn L’Être et le Temps của M. Heidegger, chợt nhăn nhó:

– Trời đất! Thiên hạ đang chết đói mà mầy lại đi đọc triết! Mầy sống bằng không khí à? Thế là ông thầy lên lớp tôi một hơi về phải học biết thế nào là thực tế, thực tiễn. Tôi im lặng chịu đựng, không một lời cãi lại. Đợi cho ông qua cơn thuyết giáo, tôi mới thủng thẳng hỏi:

– Thầy có biết mình đang sống dưới chế độ nào không? Continue reading

Jaya Bahasa: Một biểu tượng chỉ hiệu nghiệm khi được nhìn thấy

Sự xuất hiện ba trung tâm văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo ở Việt Nam – sau này,  hình thành nên ba quốc gia độc lập Đại Việt, Champa và Phù Nam thời cổ đại – đã được phát hiện qua những ghi chép sử liệu thành văn, bia kí, và các hiện vật khai quật khảo cổ học. Trong đó, vương quốc Champa ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, có lịch sử phát triển liên tục nằm trong vùng phi Hoa hoá. Nhưng tiếp biến văn hoá Ấn Độ sâu sắc, từ hệ tư tưởng đến các thiết chế văn hoá, xã hội. Continue reading

Vấn đề về/ của trí thức dân tộc thiểu số

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

Inrasara, Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1,2006.

 

1. Trí thức là ai?

Từ trí thức hàm nghĩa rộng, đưa ra định nghĩa khả dĩ là điều khó. Tạm nêu vài thuộc tính. Trí thức là kẻ có học thức, trong nhà trường hay tự học hoặc cả hai, do đó có thể có hay không bằng cấp. Vào đầu thế kỷ hai mươi, trong xã hội Chăm và các dân tộc thiểu số khác, người có bằng Primaire cũng được xem là trí thức rồi. Nay thì khác, Đại học đang là mặt bằng học vấn mà xã hội đòi hỏi. Thuộc tính thứ hai thực tiễn hơn: Trí thức là người thường xuyên tham gia các hoạt động trí tuệ có tính xã hội. Thứ ba, trí thức là kẻ chọn cho mình trách nhiệm xã hội Continue reading

Thư Tagalau 12

Bạn đọc và các tác giả quý mến!

Tagalau 12 đến hôm nay coi như đã tạm hoàn chỉnh. 80% bài vở đã được biên tập và lên mục lục. Có vài điều cần lưu ý với cộng tác viên:

1. Mục nghiên cứu được xem là đạt hơn cả. Chất lượng vượt yêu cầu. Số lượng dư dả để có thể chuyển qua Tagalau 13.

2. Phần Văn hóa – xã hộiTiếng Chăm của bạn cũng đã đóng cửa

3. Văn xuôi: đã có 1 truyện ngắn và 1 chùm truyện cực ngắn hay. 4 bài ngụ ngôn đặc sắc. Đang chờ thêm 2 truyện ngắn nữa Continue reading

Chay Mala: 20 năm sau


(Ngụ ngôn ủng hộ chuyên đề Người Chăm có thông minh không?)

 

Người đồ đệ từng theo hầu vị sư-vương 20 năm phục vụ đất nước. Thời gian ấy, người đồ đệ luôn bên cạnh sư-vương, thẳng thắn đưa ra nhận xét vừa tinh tế vừa uẩn khúc về nếp ăn nết ở, tài năng và cả tham vọng của các quan đại thần trong triều, giúp sư-vương rất nhiều trong việc triều chính.

20 năm, vị sư-vương mong rời bỏ chính trường, nhường ngôi cho con, lên núi tu hành thỏa chí bình sinh. Lần cuối, có mặt vị hoàng tử Continue reading

Trà Chay Pyang: Inrasara có thông minh không?

(bài viết ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không? – yêu cầu đăng)

Lâu rồi tôi mới viết bài cho báo mạng Chăm lại.
Xin nói ngay là tôi không có chi khó chịu với cách đặt đề “Người Chăm có thông minh không?” của nhà thơ Inrasara. Tôi còn cho là hấp dẫn và rất cần thiết.
Cũng nói thẳng luôn là, ngay cả nhân vật có vẻ thông minh hơn cả trong cộng đồng Chăm lúc này là Inrasara cũng không thông minh. Vì nhà thơ Inrasara đặt ra tiêu đề này, nên tôi góp lời bàn và yêu cầu đăng bài này.
Tôi xin lần lượt nói rõ lý lẽ.

* Sara tuổi hai mươi, 1977.

1/- Trong Inrasara có cả đống mâu thuẫn Continue reading

Đọc Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam

Ngày 23-4-2011, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Tọa đàm về tác phẩm Thổ phỉ, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, NXB Hội Nhà văn, H., 2010, cuốn tiểu thuyết đoạt Giải thưởng cao nhất của Hội năm 2010. Bàn tròn được tổ chức tại Phòng khánh tiết cơ quan Hội – Hà Nội, do Inrasara với tư cách Trưởng Ban Lí luận Phê bình – làm Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm.
Kính mời các bạn đọc và góp ý thảo luận.
Inrasara

*
Không nên đọc tiểu thuyết như đọc một cuốn tiểu luận xã hội, hay biên niên sử gì gì đó; để qua đó đối sánh hiện thực xảy ra trong tác phẩm văn chương với các sự kiện thực ngoài đời, rồi đưa ra nhận định, chê ở chỗ này tác phẩm phi hiện thực hay khen nơi kia tác giả biết bám hiện thực cuộc sống Continue reading