Làm nhà văn có nghĩa là bị đẩy xuống tàu

Bài đã đăng Tạp chí Tia sáng, 5-9-2010.


* Nói chuyện tại Thư viện Ninh Thuận – 1998.

Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
.
Nguyễn Trãi.
*
Người khác được nuôi bằng thịt gà, còn nhà văn tự nuôi mình bằng những lời khen. – Một nhà văn đã đùa giới mình thế. Không sai! Đâu riêng gì nhà văn, nó đúng với tất cả mọi người. Ít ai từ chối các lời mật ngọt rót vào tai, càng bùi càng tốt. Cả khi chúng trật lất, nghe, ta vẫn cứ khoái. Nó vuốt ve sự yếu đuối, xoa dịu tâm tự ái của ta. Ta cảm thấy ấm lòng, vững dạ khi, với kẻ xung quanh, ta không phải là kẻ vắng mặt Continue reading

Ghi chép tháng 8-2010/2: Bế tắc sáng tạo & Sự kiện thơ trong năm

1. Bế tắc sáng tạo! Chả viết được bài thơ nhảm nào, chả nghĩ ra một cỏn con ý tưởng mới. Ngay tiểu luận văn chương cũng không nốt. Bài báo mọn càng không.

Một tòa soạn ở nước ngoài đặt bài mình tổng kết văn chương trong năm (như tạp chí Tia sángBBC từng). Ahei! Biết đâu sự vụ sẽ giải quyết được bế tắc. Tức thì mình có ngay danh sách, chỉ giới hạn ở thơ:

10 sự kiện THƠ trong năm Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-42

1. Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn… Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn…

2. Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiễm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 21. Trần Can


* Vượng, Sara, Can tại Ban Mê, 2009.

Thơ của Trần Can ngắn, thường cấu tứ không chặt, hơi thơ đi lan man. Cảm trạng lan man đưa dẫn ngôn từ thơ anh trôi miên man hai bờ mộng và thực. Bắt gặp một hình ảnh bất chợt, anh dừng lại và ghi nhận nó. Không cần suy nghiệm nhiều, có lẽ. Rồi anh cứ để mặc cho cảm trạng tiếp tục trôi – miên man, bồng bềnh Continue reading

Tom Riordan: Vài ý nghĩ về Thơ Kể

Song ngữ Việt – Anh
Poetry Narrates – Thơ Kể, thơ song ngữ Anh – Việt, Khế Iêm tuyển, nhiều dịch giả – NXB Lao động, H., 2010.

Hầu hết thơ Việt và thơ Việt-Mỹ hiện đại trong tuyển tập song ngữ mới Thơ Kể liên quan tới những câu hỏi, cái gì là thật, “thật” nghĩa là gì, sự vật nào đó thì có ý nghĩa nào. Trước đó, tôi bắt gặp chính mình có suy nghĩ rằng “truyền thống tiếng Anh vẫn có đó, ta đã trải nghiệm nó, và không còn phải bận tâm về nó nữa.” Nhưng đó chỉ là ảo tưởng Continue reading