Inrasara – Nhà văn hóa Chăm

Inrasara – Nhà văn hóa Chăm, phim tài liệu
– thời lượng 40 phút
– kịch bản Hồng Lực – Hằng Nga
– do HTV7 thực hiện và công chiếu nhiều lần vào năm 2007 và những năm sau đó.
Youtube phân là 3 phần. Mời quý độc giả theo dõi:

Phần 1.

Phần 2.

Phần3.

7 thoughts on “Inrasara – Nhà văn hóa Chăm

  1. Cảm ơn cháu Jakha thật nhiều, cố gắng upload lên Youtube thật nhiều văn hóa Chăm cho mọi người thưởng thức nữa nhé.

  2. Hồng Quân thân mến
    Đến nay đã có 23 phim về mình, trong đó có 18 phim riêng. Tạm kê ra đây bạn tham khảo nhé:

    01. “Inrasara, đi tìm bóng ảnh Chăm”, HTV7, tháng 6-2003, 16 phút.
    02. ‘Inrasara và Quê hương Tháp nắng”, VTV3, 40 phút, Tết Ất Dậu, 2005.
    03. “Một nhà thơ Chăm đoạt Giải Văn học ĐNÁ”, VTV1, 27-10-.2005.
    04. “Vài nét về văn hóa Chăm”, (Trung tâm quốc học & VTV2 thực hiện), 24-4-2005, 24 phút.
    05. “Chào Xuân 2006, Nhân vật Văn hóa & Hội nhập tiêu biểu 2006, VTV3 (chung).
    06. “Gặp gỡ Văn nghệ sĩ nổi bật trong năm”, VTV1, 2006 (chung).
    07. “Đứa con của Tháp nắng”, Đài truyền hình Lâm Đồng, tháng 3-2006, 22 phút.
    08. “Đứa con Tháp Chàm”, VTV1, tháng 6-2006, 17 phút.
    09. “Inrasara, đi giữa truyền thống và hiện đại”, VTV3, 12-11-2006, 25 phút.
    10. “Gõ cửa ngày mới”, VTV1, tháng 5-2007.
    11. “Hướng đi của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số”, mục Diễn đàn văn nghệ, VTV1, 15-12-2006, 40 phút (chung).
    12. “Inrasara, nhà văn hóa Chăm”, HTV7, 2007, 40 phút.
    13. “Đôi cánh diều Chăm” (chung với Inrahani), HTV7, 2007, 40 phút.
    14. “Trao đổi với nhà thơ Inrasara”, Đài Truyền hình Bình Định, 1-7-2007, 24 phút.
    15. “Bảo tồn văn hóa Chăm” trong mục Văn hóa, Nhân vật & Sự kiện (cùng Phan Văn Cảnh – Bảo tàng Chăm Đà Nẵng), VTV3, 10-8-2008, 30 phút.
    16. Văn hóa Chăm trong không gian kiến trúc hiện đại (trả lời phỏng vấn), Đài HTV7, 21-3-2009.
    17. Trường ca Chăm, Đài VTV1, tháng 5-2009, 16 phút.
    18. Sáng tạo của Inrasara trong hoàn cảnh văn hóa Chăm, Đài Truyền hình Spirit of ASIA – Thái Lan PBS, 10-2009.
    19. Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, VTV1, 24-3-2010.
    20. Inrasara qua Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009, VOV, Phòng Văn nghệ, tạp chí số 12, tháng 4-2010, 8 phút.
    21. Hình ảnh đàn ông Chăm trong xã hội ngày nay (cùng 4 nhân vật khác), VTV1, 28-5-2010, 30 phút.
    22. Không gian văn hóa Chăm, VOV, 20 phút, 7-2010.
    23. Người giàu chữ ở Chakleng, VCT1, 30 phút, 7-2010.

    Trước 2005, bởi không lưu phim nên không nhớ có phim gì. Sau đó còn khoảng mươi phim lẻ nữa, không nhớ hết.
    Với Đài Truyền hình nào bất kì, trong hay ngoài nước, TW hay địa phương, – ngoài trừ bạn thân giúp đỡ nhau -, còn lại mình luôn đặt 3 điều kiện:
    1. Cho Sara đọc kịch bản.
    2. Dù ít hay nhiều, cho biết số tiền nhuận bút.
    3. Đưa đón tại chỗ, nghĩa là đưa đến nơi và đón về đến chốn.
    Sara từ chối dứt khoát Đài nào không đáp ứng đủ 3 điều kiện trên. Đã có nhiều chương trình bị hủy là vậy.

    Nên câu hỏi của bạn là rất lạ. Có lẽ bạn chưa biết Sara (cực kì cá biệt) nên mới hỏi thế. Thưừng thì tiền nhuận bút làm phim rất ít. 1-2 triệu đồng. Và số tiền này Sara đưa hết cho bà con, anh chị em cùng đóng phim với mình.
    Tạm giải minh vậy nhé.
    Thân
    Inrasara

  3. Ôi Chămpa, thương biết mấy mảnh đất và con người Chămpa.

    Cảm ơn anh Inrasara về những đoạn phim trên. Em sinh năm 1969, nhỏ hơn anh đúng một con giáp nên xưng bằng em cho tiện. Em đang du học tại Ấn Độ và đang dịch cuốn “Traces of Indian Culture in Vietnam” của Geetesh Sharma, đến đoạn tác giả có đề cập đến anh (trang 49), lên mạng tìm thông tin về anh thì biết được trang web này.

    Phim thật hay và cảm động, xem xong em đã khóc thật nhiều, đã hiểu nhiều hơn về anh và về dân tộc Chămpa: Bình dị và vĩ đại.

    Cầu chúc anh Inrasara luôn mạnh khỏe và an lạc để cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc, cho tổ quốc và cho nhân loại.

    • Tình cờ đọc được đoạn tin nhắn này trên trang web của anh Inrasara. Em đang đi tìm tin tức thầy Thích Trí Minh để thông báo với thầy rằng cuốn sách thầy bỏ công giúp đỡ dịch đã được xuất bản. Hôm nay đsq Ấn độ tại VN và Hội hữu nghị Ấn độ tổ chức buổi ra mắt cuốn sách dịch đó. Tác giả, ông Geetesh Sharma gửi lời cảm ơn tới thầy Trí Minh rất nhiều. Xin thầy liên hệ qua email với Hàm Anh nhé. Nhờ trang web của anh Inrasara để kiếm tìm người thân, he he he. Cảm ơn anh nhé. Anh sẽ gặp cụ Sharma ở trong tp Hồ Chí Minh?

  4. Cảm ơn chú Sara nha! Một nhà thơ đã cất công nghiên cứu và để lại kho tàng văn hóa Chăm vô cùng quý giấ

  5. Con có chủ ý thế này sao chúng ta không cho ra phần mềm từ điển Chăm-Việt, Việt-Chăm vậy chú?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *