Minh triết Cham-35. BẢO TỒN BẢN SẮC, LÀM GÌ?

Thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn? Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Cham? Nó được người Ấn mang tới hay do một tay nghệ sĩ Cham nào đó nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã phá nhiều, rất nhiều.

Tiếp thu sáng tạo – như hôm nay chúng ta dễ dãi nói thế. Trong hành động phá này, vô thức [bản sắc cũ] và ý thức [tài năng nghệ sĩ] cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần phá càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN VỀ THƠ

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Chuyện thơ-15. HẬU HIỆN ĐẠI & TÔI

Tôi đã nói gì về hậu hiện đại?

1. Tôi chưa bao giờ nói hậu hiện đại ngon hơn hiện đại, siêu thực thì tiến bộ hơn hiện thực. Tôi không nói hơn, mà là khác.

2. Không phải cứ trẻ là mang tinh thần hậu hiện đại. Tôi biết đa phần cây bút thế hệ này còn ở lại tiền hiện đại, thậm chí còn nằm xa tít tắp tận lãng mạn hậu thời.

3. Một nhà văn hậu hiện đại là kẻ, vừa theo dõi các trào lưu triết học mới nhất trên thế giới, đồng thời vẫn có thể đi vào làng quê vùng sâu vùng xa điều tra vụ mất cắp gà để hỗ trợ chính quyền địa phương giải trừ tệ nạn xã hội.

Continue reading

Minh triết Cham-34. TÔI LÀ SINH LINH VUI VẺ

Henry Miller: “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive.” Nhà văn Mỹ này nói to, dù qua giọng, tôi biết ông hạnh phúc. Tôi không nói tôi “hạnh phúc”, càng không nói “nhất” [happiest], mà là vui. Sau bế tắc là sáng tạo. Sau mắc kẹt ưu tư là vượt thoát, và vui vẻ. Không phải khoái lạc, mà là vui.

Đời đã bể khổ rồi, mắc mớ gì tôi phải khổ chứ!

1. Hôm qua tôi nói với Jaya: Sau một ngày sống, hãy ngoái lại 3 “không”: Tôi có thu nhận kiến thức mới không? Có nẩy ra ý tưởng nào mới không? Và có làm một việc gì mới không? Dĩ nhiên tất cả phải làm cho mình vui, sau đó nếu được, có ích với xung quanh. Bằng không ta có: 36.000 ngày trừ đi 1 ngày vô vị. Nghĩa là ta đã đánh mất một ngày đời.

Continue reading

Minh triết Cham-33. DÁM NGHĨ KHÁC, LÀM KHÁC

Cham là nòi ưa nghĩ khác, làm khác – như Freud, như Einstein!

Pô Adhya cho ngày 24-10 năm nay mở cửa tháp, ta phải tính Xakawi sao cho khác đi, ngày 23 hay 25 chẳng hạn, mục đích không gì khác ngoài: Ta đây có thua chi Pô Adhya.

Anh Sử Văn Ngọc viết ‘HALI’ có mỗi ‘takai kik’, còn ‘HALIM’ thì thêm ‘tut mưk dalam’ là xong, bỏ truyền thống ‘tut mưk lingiu’ luôn. Anh nghĩ và anh làm, in trong cuốn sách Nguyễn Văn Kự chớ không đùa – chả ngán!

Đầu thập niên 1990, anh bạn nhỏ con của tôi thì khuyên sinh viên làm khóa luận về Ngữ âm tiếng Cham: Mi cứ dùng từ “thanh vực” cho ta, không sợ sai đâu, tiếng Cham đặc thù cần đến thuật ngữ ngôn ngữ học mới.

Continue reading

Minh triết Cham-32. YÊU TẤT CẢ MỌI NGƯỜI NGHĨA LÀ KHÔNG YÊU MỘT AI CẢ!

Ramưwan 2007, cùng Trà Vigia, Ninh qua Phước Nhơn “bbang Muk Kei”, tôi nói: Hai ngày, mỗi gia đình ta ghé 1-2 tiếng đồng hồ, hai yut đi theo chương trình của mình nhé. Mỗi nhà 1-2 chai, thế là mùa Ramưwan ấy, riêng tôi tiêu hết 3 két bia Sài Gòn xanh trong hai ngày! Đến nhà bạn học Tài Năng Cử thì gục, ngủ li bì rồi… chạy xe qua An Nhơn.

Katê năm nay, tôi tự lên kế hoạch hệt vậy, ngoài bia bọt!

Sáng ngày-1.

Continue reading

Minh triết Cham-31. KATÊ, TÔN VINH HALAU JANƯNG

Chiều hôm qua ở Chakleng, chuyện với anh Cục, anh nói:

– Lạ lắm Sara à, đấu tranh mạnh nhất cho Bà-ni chính là phụ nữ, quý ông chỉ có thể đứng đằng sau thôi. Và anh nêu loạt tên tuổi…

Chuẩn luôn! Đàn ông làm luật pháp, đàn bà giữ phong tục – Tây nói đại ý thế. Tục ngữ Việt: Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ.

Tôi nói vui: Cham mất hai thứ “khănh” là mất tất! Người nữ là ‘AKHAN’ “váy”, nam là ‘AKHAR’ “chữ”, khác nhau có mỗi ‘poh N-R’! Ở đó đứng đầu bảng của “chữ” là AGAL: Kinh. Người giữ và dùng kinh là HALAU JANƯNG, chức sắc Cham.

Continue reading

Minh triết Cham-30. KHỎE MỖI NGÀY, KHỎE MỘT ĐỜI

[Katê, kể chuyện tình nghĩa. Tặng các bạn trẻ Cham mùa Katê]

Có bạn đùa tôi: Sara thy sỹ mà như nông dân; chớ xưa, một vị kêu: Trạm nông dân mà hệt trí thức! – Chuẩn không cần chỉnh luôn.

Mệnh lệnh đầu tiên: Mi không được quyền bệnh!

Tôi là đứa ưa vận động.

Thuở nhỏ cắm câu, từ cổng Ấp chiến lược ra đồng, mùa lạnh – thay vì ôm ngực co ro đi, tôi chạy. Học ở Phan Rang, cuối tuần xuất trại – lắm khi thiếu tiền xe lam, anh em tôi cuốc bộ, tôi rủ anh Đạm chạy đua. Chẳng mấy chốc thì tới nhà.

Không ngày nào là không vận động, hầu hết các môn.

Thời học sinh tôi tập võ, ít nhất 3 môn phái. Vào làm sinh viên: Yoga.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. INRASARA TRONG LÀNG THƠ CHAM

[hay. Biểu tượng trong thơ Inrasara – từ Cham ra thế giới]

Hôm qua một nhà giáo kiêm nhà phê bình yêu cầu: “Anh Sara giúp em vài gạch đầu dòng về văn học Cham 20 năm trở lại đây với, dĩ nhiên trong đó anh là cây bút sáng giá”. Xin trích phần về minh:

“Trước 1975, có hai tác giả thơ thường xuyên đăng thơ trên Nội san Panrang: Jalau và Huyền Hoa được cộng đồng độc giả Cham biết đến. Ở nội san Ước Vọng của Trường Trung học Pô-Klong, Jaya Yut Cam [Nguyễn Văn Tỷ] có bài thơ tiếng Cham “Thu-ôn bhum Cam” nổi tiếng, thêm cây thơ trẻ: Trầm Ngọc Lan.

Continue reading