Minh triết Cham-29. KATÊ, NHỚ TAGALAU

[Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Katê, vắng bóng Tagalau, buồn. Buồn hơn nữa khi ba cây bút đinh: Trà Vigia, Jaya Hamu Tanran, Phú Đạm đi xa. Đi, không ngoảnh lại, để lại khoảng trống mênh mông trong ta.

Tagalau, không thể không nói lên tiếng cảm ơn nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn đã đỡ đầu cho Tagalau khai sinh; cả giáo sư Bùi Khánh Thế, người sát cánh với Tagalau ở những ngày đầu nhiều thương khó.

Các cây bút đã đi suốt cuộc hành trình dài cùng Tagalau:

Continue reading

Minh triết Cham-28. TRIẾT HỌC CHAM Ở ĐÂU?

Một bạn Cham: “Xin hỏi tác giả nền triết học Cham thể hiện qua những tác phẩm nào ạ, karun!”. Trước khi bàn vào vấn đề, cần lưu ý:

– Cham có chữ viết sớm, có văn học viết và dĩ nhiên ở mức độ nào đó, có “nền triết học”.

– “Triết học Cham” không “là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lí, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ” – như ngày nay ta hiểu theo phương Tây như thế, dẫu sao nó cũng không chệch nhiều khỏi những điểm chung nhất.

Continue reading

THÀNH CÔNG, TẠI SAO?

Hôm qua, ở buổi gặp mặt thầy Lưu Quang Sang cựu Hiệu trưởng Trường Trung học Pô-Klong với 17 anh chị cựu học sinh khóa 2, tôi thuộc thế hệ đàn em khóa 5 duy nhất có mặt – một công đôi chuyện [kể sau]. Thâm tình, vui vẻ như chưa bao giờ thâm tình hơn.

Buổi gặp ấy, có mục trích đọc 4 phần hồi kí của thầy, 2 trang về cựu học sinh, ở đó thầy có đề cập đến tôi – hơi nhiều. Khen, dĩ nhiên. Trước thầy, nhà sử học Dohamide trong cuốn Bangsa Champa, tìm về cội nguồn cách xa cũng có một trang về tôi, “đặc biệt nhứt” – chữ của ông.

Continue reading

Minh triết Cham-27. KUT AHIÊR, NGHĨA TRANG HẬU HIỆN ĐẠI

Sáng 15-10-2022, qua palei Hamu Tanran làng Cham lớn nhất dự Lễ tế Kut Ông Lo [Janeo người Hoa, thế kỉ XVII, ‘paliêng’ “tế” 7 năm một lần], tôi mới vỡ ra sự thật thú vị. Lâu nay nghe kể, cứ tưởng ông được ‘ikak’ “dựng” cho một hòn đá ‘patau Kut’ trong khu Kut của dòng họ Hamu Rôk, nhưng không. Đây là Kut riêng vô cùng độc đáo, tôi sẽ kể đủ đầy ở một ngày không xa.

Thuở nhỏ, tôi nghe đầy lỗ tai rằng Kut lạc hậu, được/ bị – không phải Việt mà người Tàu dựng lên mang áp đặt cho Cham, hòng làm nhụt chí chiến đấu của Champa. Tại sao? Sinh linh Cham nào bị thương tật dù chỉ trầy sướt cũng không được vào nằm Kut chính với tổ tiên, mà phải trú nơi khu ‘Kut lihiin’ [Kut dành cho người chết không lành] côi cút tội nghiệp. Không ngán mới lạ. Tàu nó thâm ghê lắm, trí thức Cham xưa nghĩ thế!

Continue reading

Minh triết Cham-26. TƯ DUY BIỂN LỚN

Đời sống Cham xưa gắn chặt với biển. Tinh thần biển lớn làm nên nền hải sử và văn hóa biển Cham. Đầu thế kỉ V, Gangaraja rời bỏ ngai vàng, vượt đại dương sang bờ sông Hằng tu hành.

Thế kỉ VII, Cham đã có giao lưu quan trọng với Nhật Bản. Chuyện sư Phật Triết truyền Mật tông và trụ lại tại ngôi chùa ở đất nước Mặt trời mọc là một.

Câu chuyện vua Chế Mân lấy công chúa Java là Tapasi cuối thế kỉ XIII, hay chuyện Pô Rômê (1627-1651) lấy công chúa Kelantan – Malaysia, hoặc trường ca cổ Cham kể về Pô Tang Ahok sinh ra, sống và chết đi với biển, là một mảnh huyền sử về văn hóa biển đáng giá.

Continue reading

Minh triết Cham-25. THÈM NÔ LỆ

Sáng nay tôi tình cờ nghe video clip “Hành trình đi tìm di sản dân tộc”, tác giả Thái Hảo cho rằng người Việt không có tư tưởng, nên mãi sống bằng đầu óc của người khác. Hết Khổng Nho đến Dân chủ Tây phương sang Mác-Lê Cộng Sản, mà chưa một lần chịu suy tư để tìm một triết thuyết cho mình.

Tôi nhiều lần viết, Việt Nam thiếu triết học, nhà trường ta còn chưa chuẩn bị để lấp đầy sự thiếu khuyết thâm căn đó. Triết học ta đang dạy ở Đại học, là thứ triết học Theo-ism: Nghĩ theo, viết theo, nói theo, vân vân theo.

Cham may mắn hơn, có chữ viết sớm, có nền văn học thành văn, và nhất là có một nền triết học và một Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ tuyệt kì được liên tục sáng tạo qua nhiều thế hệ.

Continue reading

Minh triết Cham-24. TINH THẦN HÓA GIẢI VÀ HÒA GIẢI

Tinh thần hóa giải và hòa giải là chữ tôi ưa dùng, chẳng những ưa dùng – tinh thần đó còn là một trong vài nền tảng cốt tủy làm nên tư duy tôi, hành động tôi. Vậy tôi lấy nó từ đâu? – Từ Minh triết Cham!

“Minh triết” được định nghĩa “là khái niệm mang tính tổng thể hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Minh triết giúp con người tìm về vẻ đẹp đơn sắc và mộc mạc sẵn có bên trong mỗi cá thể.”

Continue reading

MAY MẮN LUÔN CÓ MẶT KỊP THỜI

[mùa Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Về giải thưởng S.E.A. Write Award, tôi trả lời báo chí, bó gọn trong một từ: may mắn! “May mắn luôn có mặt kịp thời”, Văn Bẩy thực hiện, đăng Vietnamnet, tháng 8-2005; rồi “May mắn luôn có mặt đúng lúc”, Hoàng Ngọc Châu thực hiện, báo An ninh thủ đô, 21-8-2005.

Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn.

Gì cũng may, ngay từ nhỏ. Gia đình 6 anh chị em, tôi rơi vào giữa được bao ưu ái. Cuối Tiểu học đậu thủ khoa, nhận học bổng lớn – tôi may mắn. Cuối Trung học lớp nửa trăm mạng, tôi đỗ Đại học, là may mắn tiếp theo.

Continue reading

Minh triết Cham-21. TÔN VINH SÁNG TẠO

Ca ngợi bảo thủ [“Minh triết Cham-20”], nhưng có phải bảo thủ để mà bảo thủ? Lẽ nào Cham mãi “tháng ngày qua vẫn sống trong đêm mờ” (Chế Lan Viên)?

Do Thái có thứ tôn giáo dân tộc không giống ai, như Cham. Và hệt Cham, họ chỉ chấp nhận con của mẹ mới là người Do Thái, còn thì ông gieo giống đâu đâu thì cứ gieo, những “đứa con hoang” ấy không được vào ‘Kut’ hay ‘Ghur’ chính của dòng tộc! Tôn giáo Cham không cho người khác vào đạo mình là vậy, nói chi phải mất công đi truyền giáo để tạo… chiến tranh!

Cham cũng nòi thông minh chả thua Do Thái là bao, chớ Cham với Do Thái khác nhau ở đâu?

Sau hai ngàn năm lưu lạc, như Cham và còn hơn Cham: Do Thái tồn tại. Câu hỏi, nếu tồn tại mà không sáng tạo, thì Do Thái có xuất chúng như Do Thái hiện nay không? Nữa, bản sắc và sáng tạo có ngáng chân nhau không?

Sigmund Freud – nhà đại cách mạng tư tưởng thế kỉ XX, người Do Thái:

Continue reading

TUI CŨNG KHỘ CHỚ BỘ

[mùa Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Tuần trước, bà chị từ Mỹ về gặp mặt chuyện vãn vui, lúc chia tay, biếu tôi100usd. Tôi nhận, mừng húm! Vội chạy xuống Phan Rang sắm cái nồi điện nhỏ với chục cân gạo lứt cho những buổi sáng sắp tới.

Tôi từng nhận, nhiều nữa là khác, với mục đích gì đó về sự vụ của và cho cộng đồng. Đây là lần đầu tiên tôi được cho không nguyên do.

Kẻ mặt lúc nào cũng đầy tự tin, tràn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần; kẻ chưa nửa lần kể khổ than khổ, khổ chung hay khổ riêng; kẻ bị bà con đồn thổi là thân bất hại luôn ở tư thế “cứu nhân độ thế”, vân vân mà đi cho hắn, họa có… điên.

Continue reading