Chuyện văn chuyện đời-15. RỖNG TỐI ĐA

[cho làm, cho viết, cho suy tư…]

Mỗi bận đi xa dài ngày về, tôi mở tất cả ra, xếp đồ đạc đâu vào đấy rồi qua tiết mục dọn dẹp, lau chùi phòng ốc, nhà cửa, tất tần tật. Hani bảo, anh làm chuyện lớn, lo mấy thứ vụn vặt này làm gì… Tôi hỏi:

– Chớ chuyện vụn vặt này ai làm đây?

– Anh để đó em làm mà.

– Vậy bao giờ mẹ nó làm?

Continue reading

Inrasara-TV. Suy tưởng-5. THƠ TÙ & GIẢI SÂN HẬN

Xuyên suốt thế kỉ XX, Việt Nam là đất nước của tù tội. Tù và tội. Tù thực dân, tù Cộng sản, tù Quốc gia, và cả tù Hòa bình. Muôn hình vạn trạng qua vô số nguyên do với bạt ngàn phận người, trong đó có không ít người làm thơ.

Nổi tiếng nhất phải kể đến Hồ Chí Minh với Nhật kí trong tù in năm 1960 và Nguyễn Chí Thiện với Hoa địa ngục xuất bản năm 1980. Hầu hết nhà thơ sử dụng thơ ca như phương tiện lột tả cuộc sống trong tù để tố cáo chế độ ngục tù, hay dùng thơ bày tỏ chí khí: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”, hoặc như Tố Hữu: nói lên lòng căm thù, còn nếu có nhắc đến nỗi cô đơn: “Cô đơn thay là cảnh thân tù!” thì cô đơn ấy luôn vững niềm tin vào ngày mai tươi sáng: “Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin”.

Continue reading

Nghĩ-96. ĐIỀU GÌ GIỮ CHAM CÒN?

Ngoài kí ức lịch sử và ngôn ngữ chữ viết cùng tôn giáo Ahiêr Awal dân tộc đẫm tính nhân văn, tôi thêm Cham có 3 chân kiềng tinh thần:

Ariya Glơng Anak rộng lòng như người mẹ, Pauh Catwai nghiêm khắc như người cha, và Damnưy bay bổng như một nghệ sĩ chân tính.

Khi ở Cham sự bao dung của Ariya Glơng Anak còn, tư tưởng tự thức self-consciousness đầy tính phê phán của Pauh Catwai còn, cùng tinh thần sáng tạo của Damnưy còn, thì Cham còn.

Vĩnh viễn.

12 CHỈ DẤU TÔI ĐƯỢC CHỌN?

Bạn thơ trẻ Kiều Dung trù: “Triều đại Inra sụp đổ rồi”, thấy hay quá, tôi đã dùng đặt tên cho một tút. Cũng vậy, vài Việt lẫn Cham cho “Inrasara là người được chọn”. Hôm nay vui, cứ “nghiên cứu mình” – chữ của phó GSTS Phạm Quang Trung, xem nó trúng trật ra sao, thử:

01. Tôi mang tinh thần độc lập từ bé, và tự do sống theo cách riêng của mình, đến tận hôm nay. Tôi làm những điều kì quặc hiếm Cham nào làm, khoái hoạt. Biệt danh “Thằng Trạm mát” dân làng với bạn bè tặng, đích thị luôn!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-14. TOPTEN PHÁT NGÔN CỦA NHÀ VĂN TA

[giải trí cuối tuần]

1. Thơ không cần cách tân, làm mới chi chi cả, mà chỉ cần hay

– phải được xếp đầu bảng, làm Tiền đạo cắm.

E. Pound: Không thể có bài thơ hay được viết theo cái cách của 30 năm trước đó.

2. Nhà văn trẻ có kĩ thuật nhưng thiếu trải nghiệm

– là cách xoa đầu trịch thượng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-13. CHÚC MỪNG BẠN THƠ LÊ VĨNH TÀI

[từ bóng đá, văn chương đến hoa hậu]

Thời bao cấp, bóng đá An Phước ngon lành. Tầm huyện mà đá ngang cựa với đội bóng các tỉnh khu vực, phải nói là ghê, ở đó dân Chakleng đóng góp hơn nửa đội hình. Tất cả là từ chủ tịch Huyện. Ông Chiến mê bóng đá, làm phong trào và ưu ái hết biết.

Muốn là được, Tây nói thế.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-12. CÓ THỂ DẠY VIẾT VĂN?

“Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”

Bác Tú Xương nhà ta cánh giác đó, chớ có đùa!

Dân chữ nghĩa Việt Nam lạ lắm, nặng mang thứ mặc cảm thừa ơi là thừa. Nguyễn Tiến Văn la, nhà văn lo sáng tác đi lại mày mò dịch, chỉ để tỏ ra ta đây biết ngoại ngữ. Tiến sĩ hay quan lớn về hưu thì làm thơ, nhằm tô sang bộ mặt. Còn kẻ sáng tạo lại thích đi… dạy thiên hạ viết văn.

Continue reading

TCHERFUNITH SẼ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

[về tiểu thuyết mới nhất của Inrasara, tặng Liêm Vol de Nuit đọc vui]

Ngoài vài cuốn lẻ in biếu tặng chơi, còn thì bản thảo xong, tôi có 3 hướng:

[1] Nhà xuất bản lo tất, cả khi tái bản cũng hệt. Tiểu thuyết như Chân dung Cát, tùy bút như Những cuộc đi & cái Nhà, phê bình như Song thoại với cái mới, cùng toàn bộ tác phẩm nghiên cứu của tôi đều làm theo cách này.

Sách ra, tôi chỉ việc kí nhận nhuận bút.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-11. MÂM NÀO CŨNG CÓ ỔNG

Bạn thơ Trần Thiên Thị viết về tôi: “mâm nào mà ông chẳng có xôi có thịt”. Chuẩn không cần chỉnh luôn. Karun lăm lắm!

Là cái cớ tôi tút bài này, gợi mở cho mọi nhà.

Tôi hoạt động nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu, sáng tác cho đến phê bình, từ báo chí, thuyết trình, tổ chức sự kiện cho đến hoạt động xã hội…

Continue reading

Inrasara-TV. Đối thoại Inrasara-3. GIẢI PHẢN ĐỘNG

30 năm nhập cuộc chữ nghĩa, tôi nhận được vô số phản hồi từ độc giả, nhà trí thức hay giới văn học. Đó là vinh dự lớn của nhà văn đồng thời là người hoạt động xã hội.

Tôi là người của công chúng, ở nhiều lĩnh vực. Nỗi ấy nhận dư luận đa chiều là không thể tránh. Tiếc rằng, ở đó quá nhiều sai trật lây lan tác hại đến sự việc chung. Nhất là khi chúng không dừng lại ở lời nói gió bay, mà xuất hiện ngay trong chữ nghĩa, ở các trang báo lớn chính thống lẫn phi chính thống.

Chúng cần được giải minh, giải tán, để đưa chúng trở về đúng địa chỉ ban đầu của chúng. 

Continue reading