Chuyện văn chuyện đời-17. TÔI LẬP HỒ SƠ MÌNH THẾ NÀO?

[kinh nghiệm các bạn văn có thể tiếp nhận]

Hãy là nghệ sĩ sáng tạo bay bổng, đồng thời làm kẻ giữ kho đáng tin, – tôi nói, và đã làm như thế. Thử xem tôi lập hồ sơ về mình thế nào?

[1] Trước tiên là nhật kí [xem: Nguyễn Lê, “Tôi viết nhật kí thường xuyên từ tuổi hai mươi”, tạp chí Mực tím, 11-2005]. Từ nhật kí, tôi còn tóm lược: “Inrasara, đi & về”, mỗi năm cần 10-15 dòng cũng đủ – đều đặn. Để nhìn lại đời mình.

[2] Tiểu sử với đầy đủ ngày tháng, “quá trình công tác”, chức danh, giải thưởng, danh hiệu, chủ biên… Thêm: về vợ con, cha mẹ, anh chị em…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading

Nghĩ-100. TÔI GIÀU CỠ NÀO?

[hay. Thế nào là bố thí Ba-la-mật?]

Trong khi lứa bạn học trò chơi, tôi chơi kiểu khác: Lang thang vào các palei Cham sưu tầm và chép văn bản. Có, tôi cho đi: – là Tài thí.

Vào đời, trong lúc các bạn vui với rượu bia, tôi suy tư về “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” để giải minh “ẩn ngữ” cho bà con, chức sắc: – là Pháp thí.

Quốc Hội thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, sinh linh Cham lo sợ, tôi đứng TRỤ mở cuộc thảo luận về nó: – là Vô úy thí.

Đừng nghe những gì Sara nói… – tôi ưa đùa thế.

Continue reading

Nghĩ-98. SAO PHẢI CHỌN BẠN MÀ CHƠI?

Chọn bạn mà chơi, ông bà ta khuyên thế, mà đúng thế. Bạn bè tạo ảnh hưởng khủng, con cái lắm khi không nghe cha mẹ, thầy cô mà nghe bạn. Con người vốn yếu đuối, dễ bị ngả về phía dễ dãi, ăn xổi, hư đốn.

“Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho biết bạn là người thế nào”, dân Tây cũng cả quyết thế! Đúng luôn.

Đồng tình với “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Continue reading

Đường về Cham. CÁC ÂN NHÂN CỦA TÔI

Sống có nghĩa là tạ ơn

Ơn ngãi đầy tràn

Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

Tạ ơn làm cho ta lớn lên

Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002

Họ là ân nhân tôi cũng là của Cham, bởi qua đó, Cham được lan tỏa rộng hơn. “Giúp người vài lần, chịu ơn đời vạn lần”, tôi viết thế ở Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002. Tôi luôn may mắn, kẹt ở đâu may mắn có mặt ở đó, kịp thời.

Trước tiên không thể không kể dịch giả Đăng Bẩy, là người bạn tôi ở đất Bắc. Như người nhà, đầu tiên và cuối cùng cho đến hôm nay. Anh không có lòng, tạp chí Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số đặc biệt về Cham – tiền thân Tagalau khó hình thành để sớm đến tay bà con Cham Pangdurangga. In xong, anh còn vào tận palei Cham phát hành nữa.

Continue reading

Đường về Cham. CHAM, VIỆT NAM & THẾ GIỚI [trích]

Cuối cùng, một Cham ở tương lai cần nhập cuộc về hướng mở, và nâng tầm lên: Từ CHAM hòa đồng VIỆT NAM hội nhập THẾ GIỚI. Thế nào?

[1] Người ngoài nhìn Cham

Ý kiến của 2 sử gia Việt: Nguyễn Thành Khôi và Trần Trọng Kim: Các cụm từ được gán cho Cham xưa: “người đi biển”, “tên cướp biển” “hung hãn và gan dạ”, “hiếu chiến và độc ác”, “quậy phá”, “quấy nhiễu”…

– Hiểu, tôi dành 3 trang để giải minh.

[2] Cham tự nhìn mình

Continue reading

Nghĩ-97. DỐI [từ Việt đến Cham]

huở buôn bán, nguyên tắc số 1 của tôi: KHÔNG DỐI khách hàng. 10 năm không dối – và tôi thành công.

Hôm nay, chúng ta dối quá nhiều. Dối mà không biết mình đang nói dối, bởi định kiến hay kí ức suy tàn đánh lừa, không muốn nói dối thành dối. Không bằng chứng, cứ nói, cho thỏa tâm ta. Hay dù biết dối, mà ta cứ nói dối, riết thành quen, thành lờn.

Ở đâu và dân tộc nào cũng có giả dối, đáng nói là TỶ TRỌNG.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. GIÀ HÀM

Lại thêm sinh linh nữa la tôi “già hàm”, là lần thứ ba trong đời. Lần đầu từ nữ sinh viên, mới vui. Đầu tuần để lấy trớn cho công cuộc, kể giải trí mình.

Chuyện [1] Buổi nói chuyện với lớp sinh viên, một bạn nữ đứng lên:

– Em không đồng ý với nhà thơ…

– Tôi thuyết đâu phải để bạn đồng ý hay không, mà là cùng trao đổi.

– Nếu thế thì thính giả bỏ đi hết…

Continue reading

Đường về Cham. SAO GỌI LÀ 3 CHÂN KIỀNG?

Champa mất, tuy thế hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ 3 chân kiềng: Kí ức lịch sử, ngôn ngữ chữ viết & tôn giáo dân tộc. Nó làm nên sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham (Văn học Cham khái luận-1994).

Tôi đã hiểu như thế, từ rất sớm.

[1] Kí ức lịch sử

Continue reading

Đường về Cham. TÔI ĐÃ TÔN TRỌNG VỢ, NHƯ THẾ

Hiện tôi đang làm kinh sách ‘Agal Danak Cham’ phần tinh tuyển, thời gian rảnh viết loạt bài này hầu các bạn. Đây là chủ đề tôi từng đặt ra trên trang nhà từ năm 2011: “Người Cham có thông minh không?”, “Tồn tại hay không tồn tại?” và vài lần lặp lại. Ở đây, tôi hệ thống và phân tích rốt ráo hơn, để có thể làm nên một công trình cho “muôn đời sau” [đùa thế!]

Cham hệt Do Thái: Đau khổ, kiêu hãnh và lưu lạc; hai dân tộc có thứ tôn giáo không muốn ai vào đạo mình; lạ, chỉ cho đứa con người nữ mới là người của mình; Cham còn giống Do Thái ở khoản thông minh và sáng tạo…

Continue reading