Thương ca vô tận-11. ĐỜI TÀI HOA CŨNG LÀ ĐỜI

Kiều: “Đời tài hoa cũng là đời bỏ đi”, Bùi Giáng cắt đi 2 chữ cuối, còn: “Đời tài hoa cũng là đời”, vậy thôi mà ám ảnh tôi lạ.

Chakleng đất văn vật ngàn năm, tên làng cổ nhất còn lại trên bi kí Patau Tablah Đá Nẻ thế kỉ XII ở palei Bal Caung. Mảnh đất ông bà nuôi Po Klaung Girai là Ong Paxa Muk Cakling chọn để ra đời, sau đó lưu lại vô số di tích lịch sử đáng giá.

Ngày xa xưa, đến tận hôm nay cũng vậy. Thời hiện đại, Chakleng sản sinh 5 SINH LINH thuộc 3 THẾ HỆ khác nhau vô cùng độc đáo.

Continue reading

Inrasara-TV-37. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MINH TRIẾT CHAM

[1. Cham có triết học không?, 2. Hành trình đi tìm Minh triết Cham của tôi, 3. Đâu là Minh triết Cham?]

Từ tuổi tìm học – tuổi 15, theo Khổng Tử, ba câu hỏi tôi tự đặt ra cho mình:

1. Cham có triết học không? – triết học được hiểu như là tư duy có hệ thống.

Câu trả lời là không, bởi ta không thấy nó ở đâu. Tôi có video: “Ta không thấy nó không phải là nó không có”. Như văn học Cham, nhà dân tộc học nổi tiếng Pháp Paul Mus ở thập niên 1940 cho là không có gì đáng kể cả, 20 trang sách là cùng. Tôi nghĩ khác, để rồi sau 24 năm, tôi cho ra đời bộ Văn học Cham đồ sộ.

Continue reading

Thương ca vô tận-10. TẬP TỤC [HAY MÊ TÍN] VỀ ĐÂU?

[câu chuyện Cham]

Hôm qua là ngày bận rộn của tôi, khiến đời dài hơi khác thường.

Buổi tối cuối cùng Đám thiêu ‘Mưlam Katak Kayau’, thay mặt Họ Gađak, tôi phát biểu ngắn về chú Đạt Chữ, người có công không ít với Chakleng và Họ Gađak. Sáng mai là cuộc gặp Quận, Hảo, Quân, Thính… – cứ tạm gọi tên tuổi trẻ như thế để còn giữ lại kỉ niệm thân thương, dù họ vai anh hay chú.

Chắc chắn đây là thế hệ xịn đầu tiên của Chakleng. Học, đá banh, công tác làng xóm và nhất là: chứ bao giờ gọi là mất đoàn kết. Dân Chakleng mang tiếng ‘chơk’. Đá banh, cứ tưởng tượng thuở Pô-Klong, chúng tôi chấp các làng đá, ba trận thắng hết ba, thắng đậm nữa là khác – không phải CHƠK là gì!

Continue reading

Inrasara-TV-36. ĐI TÌM LAI LỊCH PALEI CHAM

“Thu-ôn Bhum Cam” của Nguyễn Văn Tỷ trên đặc san Cong Tagôk của Trường An Phước năm 1969.

1. Truy tìm nghĩa từ: Phun Darang.

Ariya Glang Anak, câu 9:

Ra caik ulik dok pakhik phun darang,

di graup tapiên ra pawang, pabbuk pajeh nan ka drei

Prangdarang, Pangdurangga, Panrang, Phun Darang, để chỉ khu vực trung tâm của Pangdurangga. Đại Việt: “ulik”

Continue reading

Thương ca vô tận-7-bis. GHI CHÚ VỀ GIẤC MƠ ĐẢO QUỐC

Ông là huyền thoại, đại bộ phận Cham biết đến đó, rồi thôi. Cả những người từng làm việc cạnh ông, họ biết ông ở góc độ nào đó, rồi nghỉ. Tôi: tới cùng.

6 tháng, tìm gặp và phỏng vấn, người thân và kẻ sơ, dân có học lẫn giới bình dân, rồi đọc lại các tác phẩm đã in bên này bên kia lẫn hồ sơ riêng, và nhìn theo cách của mình.  

Ông giải nhì thế giới về nhảy dù, chuyện nhỏ. Ông yếu nhân sắm vai trò quan trọng của một đất nước, chuyện nhỏ. Điều tôi nhấn chính là lối nghĩ, tính cách và nhân cách ông.

[1] Khôn ngoan về chính trị

Continue reading

Thương ca vô tận-7. GIẤC MƠ ĐẢO QUỐC LẠC LOÀI

Ông tài năng lớn, nghĩ lớn, và làm thực.

Giải nhì cuộc thi nhảy dù toàn thế giới ở Pháp, hay sau đó chỉ huy Liên đoàn dù đánh bại quân Thái, giữ đền Preah Vihear cho Cambodia – là chuyện nhỏ.

Tham mưu trưởng địa phận Phnom Penh, Chủ tịch Ban tham mưu phòng nhì quân đội Hoàng gia, rồi Tổng trấn Nam Vang, bảo vệ thủ đô khỏi tay Khmer Đỏ – cũng không là gì.

Chuyện khác.

Continue reading

Thương ca vô tận-6. ÂM NHẠC LẠC LOÀI

“Nhà văn Việt Nam không muốn lớn”, chỉ là cách nói. Tôi đã nguyên văn như thế – vài nơi, vài diễn đàn.

Ở một Hội VHNT, buổi về “Làm thế nào có bút kí hay?”, tôi cố ý đi xa đề. Giờ giải lao, có bạn hỏi hà cớ, tôi đùa: Ai muốn viết bút kí hay, cứ đọc báo Văn nghệ, ở đây tôi gợi mở về bút kí khác lạ, và lớn.

[1] Chiến tranh biên giới Tây nam, biên giới phía Bắc là chủ đề lớn. Ai nhà văn Việt Nam dám bỏ cả đời mình cho nó, để dựng lên một lâu đài đồ sộ? Không phải viết như sử gia mà như một nhà văn? Ở đó không chỉ có chiến tranh, mà nhiều thứ khác: văn hóa, sắc tộc, chính trị…

Continue reading