Thương ca vô tận-10. TẬP TỤC [HAY MÊ TÍN] VỀ ĐÂU?

[câu chuyện Cham]

Hôm qua là ngày bận rộn của tôi, khiến đời dài hơi khác thường.

Buổi tối cuối cùng Đám thiêu ‘Mưlam Katak Kayau’, thay mặt Họ Gađak, tôi phát biểu ngắn về chú Đạt Chữ, người có công không ít với Chakleng và Họ Gađak. Sáng mai là cuộc gặp Quận, Hảo, Quân, Thính… – cứ tạm gọi tên tuổi trẻ như thế để còn giữ lại kỉ niệm thân thương, dù họ vai anh hay chú.

Chắc chắn đây là thế hệ xịn đầu tiên của Chakleng. Học, đá banh, công tác làng xóm và nhất là: chứ bao giờ gọi là mất đoàn kết. Dân Chakleng mang tiếng ‘chơk’. Đá banh, cứ tưởng tượng thuở Pô-Klong, chúng tôi chấp các làng đá, ba trận thắng hết ba, thắng đậm nữa là khác – không phải CHƠK là gì!

Năm anh em, thêm vài anh nữa ngồi quán Kim Ngân lai rai nhẹ, ôn tập, để còn biết “nghe nhau nói”. Chắc chắn nữa, đây là thế hệ đẹp nhất [đầu tiên] của Chakleng.

Buổi chiều là lễ Pahacih Palei: Tẩy trần Làng, tôi lại có phát biểu ngắn khác.

Nghi lễ CỐ ĐỊNH, diễn mỗi năm mỗi tháng Tư lịch Cham, cho TOÀN THỂ LÀNG, nó ăn sâu vào VÔ THỨC CỘNG ĐỒNG. Sau 1975, Chakleng hành lễ hai lần nữa, rồi nghỉ, bởi ta cho đó là MÊ TÍN.

Hôm nay diễn trở lại, vài Cham thắc mắc “hà cớ người ta đã nghỉ lâu rồi nay đánh thức trở lại?” – Không sai, thế nhưng…

Pahacih Palei là tập tục hay mê tín?

Anh Dương Tấn Ngọc, thầy Quảng Đại Thính là người thông minh, có học, và nhất là có nhiều đóng góp cho Chakleng. Đóng góp đầy khiêm tốn, nghĩa là họ KHÔNG KỂ [công], như Inrasara. Tôi kể, có “đất” và cơ hội kể, kể về mình và về người, riêng và chung.

Chú ý: Đáp ứng Vô thức cộng đồng, hai anh – Trưởng thôn và Bí thư chi bộ Thôn – xét thấy tốt, và “thể theo yêu cầu” mà làm.  

Mê tín thì khác, các nghi lễ không cố định, ví dụ ta mộng độc rồi suy luận rồi ‘bbôn Yang’ “Hứa với Thần” và mời thầy cúng làm lễ. Rềnh rang, tốn kém, và… tùy tiện.

Ở đây cần phân biệt rõ đâu là mĩ tục và đâu là mê tín. Chú ý các từ được viết bông: THỜI ĐIỂM CỐ ĐỊNH, TOÀN THỂ LÀNG và VÔ THỨC CỘNG ĐỒNG, như Rija Nưgar, Katê, Ramưwan, Cabbur, Nao Yang Pô Riyak…

Miễn là làm sao cho nề nếp, đẹp, không hao tốn và vui.

Nếu không bao thuần phong mĩ tục ông bà mặc cho gió cuốn đi, thì còn gì là Cham?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *