Tôi dạy con-3. BA TRỤ CỘT CỦA SỐNG

Chuyện ai cũng tưởng biết nhưng không làm, ai cũng nghĩ làm dễ mà hiếm khi làm được. Có thể gọi đó là 3 bí kíp để tồn tại, để sống khôn ngoan, và sống có ý nghĩa.

[1] THỂ THÂN

Trân quý và học biết chăm sóc thể thân mình. 

Không có NÓ, tất cả thành vô nghĩa. Bùi Giáng có câu thơ chịu chơi rất mực: “Người còn thì của mới lai rai còn”. Nói chi của cải, cả mấy lí tưởng cao xa, bao ước vọng xinh đẹp đều tiêu tán đường khi nó không còn. Tâm hồn, tâm linh gì gì cũng khởi từ thể thân mà đi.

Continue reading

Tôi dạy con-1. 7 ĐIỀU TÔI [MUỐN] DẠY CON TRAI

“Hai “đoản thi dành cho con” tôi viết năm 1982, khi tôi còn chưa có con. Chỉ dành riêng cho con trai, mới lạ. Trẫm triệu xui tôi không có con gái “nối dõi” cũng phải! Thơ nói gần như đủ đầy, sau đây là 7 điểm nhấn thiết yếu vận dụng vào đời thực:

[1] Tuyệt đối không nói dối, dĩ nhiên “thành thật không buộc con tự nộp mình”.

[2] Con có thể sai, nhưng không được quyền ác.

[3] Nếu không giúp người được, ít nhất cũng biết giúp mình.

Continue reading

2-KHANH CÒN, CHAM KHÔNG MẤT

[kỉ niệm ngày anh Ngụy Văn Nhuận về với ông bà]

‘Akhar’ nghĩa là “chữ”, Cham đồng hóa chữ với “tri thức”; ‘khan’: váy. Cả hai được phát âm là “khanh”. Tôi đã kể nhiều câu chuyện về 2 món này, xin gạch đầu dòng kê mấy chi tiết độc, lạ hầu bạn đọc.

[1] Thời hiện đại, tôi chưa thấy Cham nào trân quý ‘Akhar thrah’ như anh Ngụy Văn Nhuận, nhạc sĩ Tantu, và anh Ysa Cosiem, hay trước đó: bác Lâm Nài. Quý vô tư và vô vị lợi, không ý đồ nổ hay để lại dấu vết trên đời. Trân quý đến thành tín.

Continue reading

NGHÈO THÌ NÓ KHINH… – SAI!

Nghèo thì nó khinh, thông minh thì nó ghét, hoặc: Thất bại thì chúng khinh, thành công thì chúng ghét – Lối nói thời thượng ngỡ là chơn lí, chơn chơn lí, nhưng sai từ gốc!

Nghèo mà sạch, rách mà thơm thì không ai khinh cả, ngoài bọn ngốc.

Còn thứ giàu hợm hĩnh, giàu mà không sang, giàu từ bòn rút của công, từ ăn cắp [cướp] của quốc gia mới đáng khinh ngàn lần. Chớ tôi vẫn quý trọng khối người giàu, kẻ thành công như thường.

Continue reading

Sống tôn giáo-14. SAO GỌI BIẾT & LÀM LÀ MỘT

[hay. Thế nào là đắc đạo Cham & đắc đạo Thơ?]

Dẫn phát ngôn của Chúa Jesus: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ… và đi theo ta”, tôi thêm, cá nhân tôi ‘đắc đạo’ đó ngay tuổi 15. Ông bạn Điêu Khắc Ngọc Anh kêu: chuyện “đắc đạo” của Sara nên để cho người khác nói. Một lời nhắc đầy thiện ý.

Dẫu sao ở đây cần minh định, tôi nói “đắc đạo ĐÓ”, nghĩa là mỗi thứ đó thôi. Như khi nói đắc đạo Cham hay đắc đạo Thơ, tôi chỉ nhấn về hai món ấy, chứ không phải “đắc đạo” chung chung như lâu nay ta hiểu.

Continue reading

Ở TUỔI XẾ BÓNG, CUỘC CHƠI CÓ CÒN TIẾP DIỄN?

Tút “7 loài tuổi trẻ”, Paka Raja còm “nếu cei Sara có tút về tuổi già nữa thì thật tuyệt”. Ừ, thì tút, nhưng tôi không phân loài nữa, mà là khác. Nêu vấn đề sinh lực, qua câu hỏi: “Ở tuổi xế bóng, cuộc chơi có còn tiếp diễn?” – Nhìn chung, đại bộ phận: không.

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” (Hàn Mặc Tử).

Continue reading

CHAM – NHÂN DANH & MẠO NHẬN

[hay. Đâu là tinh thần Minh triết Cham?]

Tôi có anh bạn, ham ăn nói, liên tu bất tận, kẹt đâu cứ kêu: Chàm tui như thế, là xong. Cham như thế, còn như thế là như thế nào, và đâu là tang chứng vật chứng, thì chả thấy đâu! Lối mạo nhận vu vơ này cũng lây lan qua vài sinh linh thế hệ mới, mới lạ.

Sự thể tôi đã nêu 10 năm trước, nay triển khai lại, cụ thể hơn.

Continue reading

TUỔI TRẺ & 9 CÂU HỎI TỰ KIỂM

[Thuật nhi bởi Sara]

Inrasara, Sổ Ghi, 1982:

“Thật hiếm hoi tuổi trẻ hôm nay chịu nghe trong im lặng hơn là ba hoa ồn ào. Càng hiếm hoi hơn nữa con người tuổi trẻ của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là thích làm nổi bật mình nơi đám đông. Nếu có sinh linh như thế, chắc chắn hắn không phải quái thai của tuổi trẻ, mà là tuổi trẻ cư trú ở chiều kích sâu thẳm hơn.”

Thấy khó, chùn bước – ta đổ lỗi; làm dở chừng rồi bỏ, ta đổ lỗi; thất bại, ta đổ lỗi. Luôn luôn có cái gì đó cho ta đổ lỗi. Lỗi không vì, bởi ta mà thuộc về ai đó ngoài ta. Cha mẹ, anh chị em không hỗ trợ, môi trường tồi tệ này, đám thằng mất dạy kia, hội đoàn bảo thủ nọ, vân vân.

Continue reading

NỔI TIẾNG LÀ GÌ, KHÔNG HIỂU!

Cuối năm ngoái, tám chuyện với một Cham có học, bất chợt ấy kêu: Anh Trạm nổi tiếng đến thế rồi, còn mong gì nữa.

Mèng, chả hiểu luôn! Lẽ nào mọi mọi tôi làm đều trông chờ sự nổi tiếng, nghĩa là được dư luận công nhận. Chớ họ không công nhận thì sao? Tôi buồn tôi chán tôi rời bỏ để lao vào việc khác dễ nổi tiếng hơn ư?

Về làm, có 3 loài: [1] Không thích, nhưng vẫn hì hục để kiếm tiền lo cho đời sống, [2] Làm, bởi lí tưởng hay để cầu tiếng (công và danh), và [3] Làm, vì yêu thích và nhất là – vui.

Continue reading

HÔM NAY, TUỔI TRẺ CÓ THỂ LÀM GÌ?

Tút về “tuổi trẻ”, bạn Hoàng Dự còm: “Dạ thưa chú, chú có giải pháp hay định hướng nào cho mục [4] được không ạ… Con xin cảm ơn chú!”

[Mục-4. “Không được thời thế ưu đãi, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tương lai mơ mơ hồ hồ, tuổi trẻ mang tâm lí bỏ cuộc, đời tới đâu hay tới đấy”].

Không là nhân vật có vai vế thế nên tôi không tự gánh trọng trách định hướng, tôi cũng không đưa ra lời khuyên dạy đời nữa, mà từ trải nghiệm riêng, tạm nêu vài ý gợi mở.

Continue reading