Một bút lực lớn hay một cảm thức chủ đạo như thứ từ trường thu hút các cây bút/ ảnh hưởng đến suy tưởng của kẻ cùng thời; từ đó nó tạo nên trào lưu hay trường phái nghệ thuật. Một nền văn học có phát triển mạnh mẽ và đa dạng hay không tùy thuộc vào sự lan rộng, xa của các trào lưu này; nếu không nó mãi ở lại nơi căn chòi của sinh hoạt nghiệp dư, tự phát và đầy cảm tính.
Thế nhưng, chỉ khi người viết nỗ lực vượt lên mọi trường phái, trào lưu hay cảm thức thời đại, hắn mới có thể thực sự lớn.
Inrasara
Author Archives: admin
Trầm Ngọc Lan: Thơ 01
GIÓ THỔI DỌC BIỂN
Gửi những người chưa quen biết
Con đi
từ khi chưa ra đời
con đi theo dọc biển
nghe gió
Thái Bình Dương thổi…
buốt môi con
đôi mắt mẹ mặn nỗi đau
nhưng ngọt ngào tình biển Continue reading
Từ Phê bình lập biên bản đến Phê bình mở
Nói chuyện với nhà thơ – nhà phê bình Inrasara.
Báo Văn nghệ trẻ, số 35-36, 2009.
PV: “Phê bình lập biên bản”, thuật ngữ anh tạo ra này vừa gợi tò mò nhưng cũng đã gây không ít dị ứng? Bởi lâu này, cụm từ lập biên bản chẳng có gì liên quan đến văn học cả. Cố tình như vậy, anh có ý gây sốc cho người đọc không?
Inrasara: “Phê bình lập biên bản”, Đặng Thân đùa rằng chỉ riêng thuật ngữ này thôi cũng đủ tư cách đưa Inrasara vào văn học sử… Việt Nam rồi! Ngược lại, một vị phó giáo sư [chưa nắm đầu đuôi sự việc] đã có đến hai bài báo lê thê chê trách nó Continue reading
Đính chính Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống
Khi nhận bài “Vấn đề nghiên cứu văn hóa Chàm” của Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống do anh bạn gởi qua mail, cứ tưởng nó còn là bản nháp, nên trong “Ghi chép tháng 8”, tôi có vài lời nói vui. Mãi hôm qua khi Trần Can (rất cám ơn bạn) cho đường link dẫn bài viết trên vào Inrasara.com, mới hay nó là “bài báo” đã đăng chính thức ở website Sky.vn, 8-2009.
Nên xin có đính chính này.
Vào đề
Ngay mào đầu, sau vài câu khiêm tốn, Nguyễn Thành Thống nhanh chóng nhập cuộc:
“Người ta “nói trạng” nhiều quá! Không biết vẫn nói. Biết một nói mười. Continue reading
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 19. Phạm Tường Vân
CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)
PHẠM TƯỜNG VÂN
Chào đời trong tiếng bom B52.
1980: Làm thơ giải khuây khi xếp hàng mua muối thời tem phiếu. Continue reading
Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 9/ 9
Chuyện 13. Trẻ dại
Tôi đã làm khổ cô láng diềng niên
khóa cuối trung học trước khi làm lang
thang. Năm năm nàng chờ, thằng Wang nói
mầy quá tệ làm nó khổ mầy ngủ
ngon ăn khỏe còn nhăn răng cười như
khỉ. Ôi em còn hay đã thành ma,*
hôm nay trời trăng nào biết? Tôi đã
chửi tệ bà nhà quê đáng tuổi mẹ Continue reading
Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 8/ 9
Chuyện 7. Ông Phauk
Ông không làm gì cả, đi loanh
quanh. Ông không đi đến đâu cả,
đi rồi về. Ông không làm gì
cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra
cái gì cả. Con cháu nói thứ
ăn hại, ông cười buồn. Lối xóm
bảo đồ lười biếng, ông nín lặng. Continue reading
Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 7/ 9
Chuyện 40 năm mới kể
*
Chuyện 1. Chạy dịch
Mẹ dắt anh chị em tôi đi trốn
năm sáu ba. Không đâu xa mẹ dắt
qua nhà bà cô cách ba ngõ, mẹ
nói ngủ lại bà cô côi cút. Tôi
biết mẹ dắt anh em tôi chạy dịch. Continue reading
Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 6/ 9
CUỘC SỐNG NHƯNG KHÔNG
như thể sắp mưa
như thể sự thành khẩn, như thể một bài thơ
như thể bữa cơm thân mật
như thể một bài phê bình
như thể cơn gió lạ sắp quét qua đồi trọc
như thể điếu văn thương tiếc nhưng không
như thể cuốn tiểu thuyết lớn vừa khóc chào đời
nhưng không Continue reading
Ghi chép tháng 8-2009
1. Ramưwan
Về quê, đúng Ramưwan Chăm.
Xưa, thời học Pô-Kong, Bbơng Muk Kei của Chăm Bàni với mình là lễ hội thiêng liêng đầy chờ đợi. Cứ phải theo đám bạn bằng được để ăn Tết Bàni. Phước Nhơn, Văn Lâm, Thành Tín,… trở thành quen thuộc. Ngủ lang lại nhà Ngạt, anh Ve, Đạt, Trưởng, Hộp, Nhạc…
Nay, dù đã mất đi vài nỗi ngây thơ thuở nào, nhưng Ramưwan vẫn cứ linh thánh. Màu áo và màu mắt, nụ cười và tiếng hát, liên hoan và thánh lễ,… Continue reading