Mỗi kì một chân dung 11. Nguyễn Phan Quế Mai

Hội nghị quốc tế Quảng bá văn học Việt Nam đầu năm 2010 vừa qua, Nguyễn Phan Quế Mai thường xuyên xuất hiện như một khuôn mặt chính. Là đồng dịch giả hai tập thơ in song ngữ Anh – Việt được làm quà biếu cho khách mời đồng thời là người ứng khẩu dịch chính cho Hội nghị. Không ngờ người phụ nữ ấy (Quế Mai sinh năm 1973 tại Ninh Bình, lớn lên ở Bạc Liêu) lại là cây bút thơ đặc sắc.

* Nguyễn Phan Quế Mai (bên trái) cùng các dịch giả tại Hội nghị quốc tế Văn học Việt Nam, 2010.

Ở giữa thế kỉ trước, Albert Camus viết đầy cảnh báo rằng, sau Dostoievski, đừng mong tìm thấy thiên nhiên trong văn chương châu Âu. May cho chúng ta, là người phương Đông, thiên nhiên cảnh vật vẫn có mặt khắp. Có mặt, nhưng nó đã khác. Phải khác. Có khi nó là đối vật cho con người khai thác hay nâng niu, tách biệt lạ xa hay tìm ẩn náu. Ở Quế Mai, thiên nhiên gợi những liên tưởng về tâm tưởng riêng tư với phản ứng khác biệt, đôi lúc nhọc nhằn, đau đớn nhưng luôn hiện diện ở đó sự hòa điệu.
Inrasara chọn thơ và giới thiệu Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-39

Có người sẽ hỏi chúng ta: văn học có thể làm gì để chống lại sức tấn công tàn khốc của bạo lực công khai? Ðây: chúng ta không quên rằng bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình: nó nhất thiết phải kết gắn với sự dối trá. Giữa bạo lực và dối trá là một mối quan hệ sâu sắc nhất, tự nhiên nhất, ruột thịt nhất: bạo lực không có gì để che đậy ngoài dối trá, và dối trá không có gì để bấu víu ngoài bạo lực Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-41

Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt lên trên một Thượng đế được xây dựng theo hình ảnh con người, và tránh được giáo điều cùng thần học. Vì bao hàm được cả yếu tố tự nhiên và tinh thần, nó phải đặt nền tảng trên một cảm thức tôn giáo được phát khởi từ kinh nghiệm về vạn hữu như là một Thể Nhất Như đầy ý nghĩa, trong thế giới tự nhiên lẫn tinh thần. Đạo Phật đáp ứng được điều này. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đó sẽ là đạo Phật” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism.
Albert Einstein, Huỳnh Ngọc Chiến dịch.

Thông tin thêm về Hội thảo

“Nhập cuộc về hướng mở” hay “Các chuyển động của thơ thế hệ mới miền Trung & Tây Nguyên cùng những vấn đề của nó” là tham luận của Inrasara tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đời sống đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – tại Đà Lạt, 12&13-7-2010.
Trả lời phỏng vấn báo chí, tôi nhấn vào 3 ý chính:

1. Bên cạnh nhiều tham luận hay, độc đáo vẫn có vài tham luận lạc đề, lan man, nói sang lãnh vực mình không hiểu biết nên thường sai và thiếu khuyết Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-36

Người ta vẫn thường cho rằng hư cấu là thuộc tính của văn chương. Chỉ có nhà văn, nhà thơ mới cần sử dụng đến hư cấu. Thực ra, theo tôi, hư cấu là thuộc tính của con người trong sự đối phó thường xuyên với ngoại giới, với cuộc sống. Nói cho rốt ráo, trước khi con người tác động một hành vi gì vào hiện thực, thì nó phải biết hư cấu, nghĩa là phải biết hình dung, tưởng tượng, bịa đặt Continue reading

Cảm nhận Bangsa Champa

<img src=”http://lh6.ggpht.com/_XMsgaTO7_lA/TDahHgM5NsI/AAAAAAAAALo/yaf70ELxEMw/s512/BangsaChampa.jpg” alt=”Bangsa Champa”

1. Khái niệm “cội nguồn” là một khái niệm khá mơ hồ. Nhất là với Chăm – một cội nguồn cách xa. Có thể cách qua không gian và xa bởi thời gian. Không gian đó có thể là Phan rang / Phan rí, Panduranga / Châu Đốc, An Giang hay xa hơn: Việt Nam / Hoa Kì, Pháp, Malaysia,… Continue reading

Nhập cuộc Phê bình mở

hay Nhân Sự cố CKT,… suy nghĩ về phê bình đương đại.

1. Phê bình mở: Độc giả nhập cuộc đồng sáng tạo
Một tác giả, một tác phẩm xuất hiện, vấn đề văn học nghệ thuật đang nóng,… nhận được í kiến khen chê hay bị bỏ quên. Trên mạng internet! Kịp thời và nhanh nhạy là điều dễ thấy nhất của phê bình ở thời đại vi tính. Nó mang ở tự thân đặc tính của báo chí.

* Cà phê Văn học Hội đồng Anh: Phê bình, lí tính hay cảm tính, 2007, tại Sài Gòn.

Còn hơn cả báo chí. Bởi điều mà báo giấy không kham nổi thì báo mạng, website, blog, facebook đảm đương mà không hề hấn gì. Có cả không gian mênh mông cho người quan tâm vào cuộc. Tác phẩm mới lạ kêu đòi nhiều diễn giải khác nhau Continue reading