Lễ tục & Hiện đại hóa

Viết ngắn cho báo Lao động, số Tết 2011.

Lễ tục nào bất kì luôn gắn với một/ vài chuyện kể để minh giải một mảnh văn hóa của cộng đồng tộc người nào đó. Nó có thể tàn bạo hay ghê tởm, thậm chí bất nhân với con mắt nhìn của người đương thời, dù trước đó nó phù hợp với quan niệm của cộng đồng trong giai đoạn lịch sử nhất định. Đứng góc độ nền văn hóa này để nhận định về nền văn hóa nào đó, luôn có sự bất cập.
Dẫu sao, thời đại hôm nay đã khác Continue reading

Ước & Nguyện,…

Năm mới,
Mong thế giới hòa bình, con người hạnh phúc.
Mong bà Thiên nhiên thôi còn giận dữ nhân loại, bởi loài người đã nhận ra lỗi lầm của mình, và quyết tạ lỗi bằng hành động cụ thể.
Cầu cho đất nước ổn định, chính quyền biết lắng nghe ý kiến trí thức, trí thức trách nhiệm hơn với nhân dân.
Nguyện cho các dân tộc biết tôn trọng nền văn hóa riêng biệt của nhau, học hỏi và thâu thái nhau, để từng bước đưa bản sắc văn hóa đa dân tộc Việt Nam vang khắp trường quốc tế.
Ước nhà văn biết quý trọng và dám công nhận tài năng của nhau, nỗ lực sáng tạo để cùng đưa văn học Việt Nam hội nhập thế giới
.

Inrasara viết cho báo Pháp luật và Xã hội.

& cầu chúc bà con, anh chị em và độc giả Inrasara.com một năm:
SỨC KHỎE – AN KHANG – HẠNH PHÚC.

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 02

Bởi lẽ nỗi thiếu Quê hương thiết yếu đang tác hại đến nhân loại, cho nên định mệnh tương lai của con người cần tự khai mở với tư tưởng lịch sử Tính thể, ở đó con người phải khám phá con đường đi vào chân lí của Tính thể và bắt đấu dấn bước trên con đường khai phá ấy. Một cách siêu hình, mọi chủ nghĩa quốc gia đều là một nhân loại học Continue reading

Hồn Tết, bản sắc hay hiện đại?

Sương Nguyệt Minh thực hiện
Đặc san Tinh hoa Việt, báo Đại đoàn kết, số Tết 2011.

L.T.S: Tết không chỉ đồng nghĩa với khoảng thời gian ngắn ngủi thiêng liêng giao mùa, đón xuân, lắng nghe vũ trụ xoay vần và tự lắng nghe mình; mà còn là dịp con người quây quần ấm áp bên nhau sau cả năm sinh nhai lam lũ, vất vả, sau các chuyến xa xứ tìm về quê hương. Không có thời gian nào trong năm, con người lại dễ thương, gần gũi và mật độ tình cảm lại đậm đặc như… dịp Tết Continue reading

Câu chuyện thứ tư của L.m Nguyễn Trường Thăng 02

NHỮNG ĐẦU NGÓI ỐNG CHAMPA Ở SIMHAPURA SƯ TỬ THÀNH TRÀ KIỆU.
2. PHÂN TÍCH KÍCH THƯỚC- KIỂU DÁNG- LẮP ĐẶT

Khi số đầu ngói đã bắt đầu được thu gom tương đối nhiều. Tôi bắt đầu phân loại từ nhỏ nhất lên lớn nhất và rất ngạc nhiên về kích thước khá chênh lệch giữa các tiêu bản.
Bài viết nầy tôi căn cứ vào luận văn tốt nghiệp ngành khảo cổ học khóa 31, 1986-1991 của cô Hoàng Thị Nhung “Một số hình đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu. (Huyện Duy Xuyên- Quảng Nam -Đà Nẵng và được ông Nguyễn Chiểu cán bộ giảng dạy khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội biếu cho linh mục Chánh xứ Trà Kiệu năm 1995 Continue reading

Phát biểu về Hoàng Ngọc Hiến

Hành trình trí thức của Hoàng Ngọc Hiến giai đoạn qua có thể ghi nhận ở ba điểm. Ông đã công lớn trong giới thiệu vài khuôn mặt độc đáo của văn chương thế giới, với chức danh Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã ‘trình làng’ các thế hệ nhà văn sáng giá, và nhất là – qua dụng ngữ đặc trưng ‘chủ nghĩa hiện thực phải đạo’ – ông góp phần không nhỏ nhận diện tinh thần văn học giai đoạn qua Continue reading

Câu chuyện thứ tư của L.m Nguyễn Trường Thăng 01

NHỮNG ĐẦU NGÓI ỐNG CHAMPA Ở SIMHAPURA SƯ TỬ THÀNH TRÀ KIỆU.
01. DỊP MAY HIẾM CÓ


*
Mùa hè 1979, giáo xứ Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng nam- Đà Nẵng đi vào giai đoạn mới : phong trào Hợp tác hóa nông thôn theo mô hình Miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa, Trung Quốc và Liên Xô. Khắp nơi là những biểu ngữ hừng hực khí thế… Continue reading

Chuyện Hội Nhà văn Việt Nam & Hội thảo

Trả lời thư sinh viên Tran Van Tuan


* Cùng các nhà thơ Phan Hoàng, Trương Gia Hòa, Nguyệt Phạm giao lưu với sinh viên Đại học Đồng Tháp

Sài Gòn, 24-1-2011
Bạn Tuan thân mến
Qua “phản hồi”, bạn đặt vài câu hỏi về Hội thảo ở Đại học Đồng Tháp. Tôi vội về quê nên chưa kịp trả lời. Vào Sài Gòn, lại nhận email của bạn đặt thêm vài câu hỏi xung quanh quan hệ giữa nhà thơ Inrasara và sinh hoạt Hội Nhà văn Việt Nam.
Nay xin gộp chung và trả lời vắn tắt như sau.

1. Hội Nhà văn Việt Nam
Vào Hội Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-64

Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại. Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ,… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại.
Khi còn mang tâm phân biệt ngoại vi với trung tâm, dân tộc thiểu số với đa số, da trắng hay da màu, nam và nữ, trung ương và địa phương, chính thống với phi chính thống, là ta còn nằm ngoài tầm với hậu hiện đại.
Khi còn mắc kẹt lại giữa cõi bờ nhị nguyên là ta chưa hậu hiện đại.
Inrasara, “Hậu hiện đại là hậu hiện đại là…”