Nghĩ-88. CHUYỂN DỊCH SUY NGHĨ, TỪ NHỎ SANG LỚN

Think big, start small, move fast!

Hồi hỗ trợ nạn Covid-19, sáng sớm tôi nhắn tin đứa cháu rất thân trong làng qua tôi. Tưởng gì chớ, nhờ chuyển giùm phần thuốc đến một gia đình cách Chakleng 7km đang rất cần, cháu không đi, còn kêu: “Ai bảo ‘ngak padoop’, chú đi miết dính có ngày…”

Tôi cười lớn, phải một đỗi mới thôi cười. Tại sao? “Ngak padoop’ là từ dịch ra tiếng Việt khó cực kì. “Làm oai” hay “anh hùng rơm” cũng không chuẩn luôn.

Continue reading

Nghĩ-87. THÀNH & KÍNH

[hay. Champa mất, Cham đã làm gì? & Cham chào như thế nào?]

Tháng chạy tịnh Ramưwan đã kết thúc, Rija Nưgar cũng vừa xong, kể chuyện thành & kính trong sinh hoạt tôn giáo Cham.

Ahiêr Awal – tôn giáo dân tộc, hòa bình và nhân văn, là một sáng tạo vô cùng độc đáo của đức vua Pô Rômê. Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Ngài là cống hiến lớn nhất của Cham cho thế giới.

(Minh triết Cham, 2016)

Continue reading

PÔ RIYAK, NHỮNG GẠCH ĐẦU DÒNG

Inrasara-TV 25. “Pô Riyak – Huyền thoại và sự thật”, mời quý vị và các bạn bấm vào đây để xem:

Jatang con vị con Pô Adhya, sinh 1784 tại làng Ia Dak, Ma Lâm – Bình Thuận.

Tuổi 20, chàng qua Kalentan, Malaysia học, mong về cứu đất nước đang cơn nguy khốn.

Học chưa xong, Jatang trốn về, thầy rủa, Jatang bị sóng lớn đánh vỡ thuyền, chết; nửa thân giạt vào vùng biển Phan Rí Cửa – Bình Thuận, nửa trôi ngược mạn bắc thuộc Vĩnh Trường, Sơn Hải thuộc Ninh Thuận ngày nay.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THI SĨ LẦN THỨ HAI TÚNG… TIỀN!

Về tiền nong, tôi có nguyên tắc và áp dụng hơi bị siêu, nhưng thế nào rồi cũng bị đòn. Một lần suýt bị, lần này thì bị thiệt…

1. Số là, có vị chức sắc Bà-ni không quen nhập viện Tỉnh, nguy cơ khó qua khỏi. Cần giúp! Dù là người “ngoài cuộc”, tôi phon đến Xuan Bao chạy qua cháu tôi ở Phan Rang ứng gấp 5triệu thăm ông, nhắn tuần sau cei Sara trả. Bào chấp hành nghiêm.

Qua tuần, tôi mượn cháu ở quê, nó đưa chỉ vàng – kẹt thế. Mang cái chỉ ấy qua Phú Quý, tôi mới biết loài này 5,2triệu. Tôi từng “chơi” vàng miếng, thế mà đây là lần đầu tiên trong đời tôi biết SJC khác 9999!

Continue reading

PÔ RIYAK, CHÊNH VÊNH GIỮA SỰ THẬT & HUYỀN THOẠI

Pô Riyak được coi là một trong vài nhân vật kì lạ nhất trong lịch sử Champa. Xuất hiện muộn, cuộc đời không nhiều tình tiết, sự nghiệp cũng chẳng có gì đáng kể, nhân vật này lại chứa nhiều bí ẩn, để thế hệ sau thêu dệt bao nhiêu câu chuyện.

Ngược dòng lịch sử, khi Champa suy yếu, Pô Rômê (1627-1651) qua Kalentan thực hiện hai nhiệm vụ chính:

[1] Đã có đồng minh trên Cao Nguyên, đã hòa hoãn với Chúa Nguyễn qua việc lấy Công nữ Ngọc Khoa, Ngài nhìn ra biển tìm viện binh. Câu chuyện Atau Tathik và Atau Tathik trong lễ Rija, sử gia Po Dharma đã bàn, miễn lặp lại.

Continue reading

Nghĩ-86. THẤT BẠI LỚN BÀI HỌC LỚN

Nhất là học thất bại từ người khác…

Pô Riyak ảnh hưởng rộng đến tục thờ cúng của người Việt trong khu vực, ở duyên hải miền Trung và Nam: Tục thờ Cá Ông, thờ Ông Nam Hải, đến không ít ngư dân Việt hiện vẫn còn mời thầy cúng Cham làm lễ hạ thuyền…

Ẩn bề sau nhân vật lịch sử ấy, có gì?

Continue reading

TỪ KATÊ ĐẾN RIJA NƯGAR

Ngày mai là lễ Rija Nưgar của Cham, đăng lại bài viết này cho độc giả tham khảo.

Katê là xuất phát điểm từ Cham Ấn Độ giáo. Cuộc lễ chính cử hành tại tháp, các bài cúng tế liên quan các vị thần Ấn giáo, chủ yếu là Shiva, tiếng Cham: Pô Ginwơr Mưtri, chủ lễ là Pô Adhya thuộc Cam Ahiêr, và nhất là hôm nay đại đa số cộng đồng Cham lên cúng tại tháp là Cham Ấn giáo (tức Cham Bà-la-môn, Cam Ahiêr).

Continue reading

Nghĩ-85. VẤN ĐỀ LÀ BIẾT TƯỞNG TƯỢNG

[chuyện Sokrates & Platon, Nguyễn Biểu & tôi, bài học lớn nhất kể tặng các bạn FB].

Sinh hoạt lớp APPK-2, ngày 2-7-2020 ở tư gia anh Nhân tại Hamu Tanran, có một chi tiết tôi tin ít ai nhớ, và nhất là ít ai làm, để KHỎE.

Kể chuyện tôi trước.

Mùa xuân 1991, dời gia đình qua khu chợ đầu làng mở quán tạp hóa nhỏ, nhỏ và chơi vơi như bao quán nhà quê khác, tôi bắt đầu phác họa ra giấy một “trung tâm văn hóa Cham” tương lai.

Continue reading

Nghĩ-84. TÔI CHƠI BÁO CHƠI TÔI

[hay. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh với Nguyễn Thúy Quỳnh, ai bảo gánh tên đẹp làm chi cho khộ người ta]

Từ bé tôi yêu sách – sách dày càng tốt, mãi tuổi 30 mới động đến báo.

Nhập cuộc chữ nghĩa, tôi viết sách chớ không chơi với báo chí. Vậy mà diễn đàn nhà báo và biển đảo năm 2014, tôi được tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển giới thiệu “Inrasara là một nhà báo lớn”. Điểm lại, bài vở tôi có mặt trên báo dễ tới ngàn lượt khắp hang cùng ngõ hém chớ chẳng chơi, mà toàn món dài, cộm, trong khi tôi rất biếng gửi. Lạ thế.

Continue reading

Nghĩ-83. TẠI SAO PHẢI THANH MINH?

Tôi bị chê nhiều nhất ở “khoe khoang”. Nỗi này tôi đã nói rõ ở “Nghĩ-82. Nổ, để làm gì?” hay trước nữa: “Nổi tiếng, để làm gì?”-2015, miễn nhắc lại.

Còn lời khuyên thiện ý tôi nhận nhiều nhất: Không cần thanh minh hay phân bua chi chi cả, cứ làm việc của mình thôi, thời gian sẽ trả lời.

À, nếu tôi cứ làm việc của mình, cứ “im lặng là vàng”, thì “vì mình” quá!

Continue reading