PÔ RIYAK, CHÊNH VÊNH GIỮA SỰ THẬT & HUYỀN THOẠI

Pô Riyak được coi là một trong vài nhân vật kì lạ nhất trong lịch sử Champa. Xuất hiện muộn, cuộc đời không nhiều tình tiết, sự nghiệp cũng chẳng có gì đáng kể, nhân vật này lại chứa nhiều bí ẩn, để thế hệ sau thêu dệt bao nhiêu câu chuyện.

Ngược dòng lịch sử, khi Champa suy yếu, Pô Rômê (1627-1651) qua Kalentan thực hiện hai nhiệm vụ chính:

[1] Đã có đồng minh trên Cao Nguyên, đã hòa hoãn với Chúa Nguyễn qua việc lấy Công nữ Ngọc Khoa, Ngài nhìn ra biển tìm viện binh. Câu chuyện Atau Tathik và Atau Tathik trong lễ Rija, sử gia Po Dharma đã bàn, miễn lặp lại.

[2] Ngài học Kinh Kura-ưn, không phải theo Islam, mà để về hóa giải và hòa giải xung đột tôn giáo trong vương quốc, chuyện này tôi cũng nhiều lần bàn qua.

Nhiệm vụ [2] được hoàn thành xuất sắc, riêng sứ mệnh [1], do hoàn cảnh lịch sử, Ngài thất bại.

Trước khi vào chuyện, cần lưu ý, Pô Riyak khác nhân vật Pô Tang Ahok.

Sau Pô Rômê 150 năm, Jatang lần nữa đi qua Kalentan [văn bản gọi là Mưkah]. Cham đã huyền thoại và huyền bí hóa sự kiện và nhân vật lịch sử này. Các diễn ngôn khác xin không đề cập tại đây, hôm nay thử lần theo dấu vết chữ nghĩa còn sót lại…

Văn bản-1. Trường ca Ariya Po Riyak 44 cặp lục bát Cham.

Jatang hay Ja-aih Wa – theo bản chép tay của Bạch Thanh Chạy, cố Trưởng Ban Biên soạn sách chữ Chăm – sinh ngày Thứ Ba mồng 5, tháng 4 năm con Rồng nhằm ngày 17-8-1784.

Jatang học gì ở đó? -‘Takai karai’: đường đi nước bước; ‘ilimo palih kabơr’: tri thức uyên thâm, ‘sunuw binrik sak tajai’: bùa quý hiếm siêu việt…

Học chưa xong, Jatang ‘pađiak tian’ nóng lòng muốn trở về cứu nước;

Thầy phán: ‘Alwah di brei o, prưn Cam o ka tơl’: Allah chưa cho phép, lực Cham cũng chưa tới, không chấp thuận.

Jatang nhiều lần xin, cuối cùng lạy tạ thầy, nửa đêm trốn về.

Thầy: rủa, và lời rủa hóa thiêng, Jatang chết ngoài biển khơi.

Tất cả NGUYÊN DO nằm ở đó, không chi tiết nào thêm!

Văn bản-2. Tụng ca Damnưy Po Riyak 10 cặp lục bát đếm âm tiết.

Như các anh tài Cham khác, Pô không chết mà chỉ ‘nao mưrup’ hóa thân về trời. Sau đó Pô Riyak lên đất liền qua vùng Hơho, Êđê [tìm đồng minh, có lẽ]. Thế nhưng thời cuộc lúc này đã khác, khác với cả thế kỉ trước đó – thời Pô Rômê, buồn lòng Ngài quay lại miền Pajai Ma Lâm, và đi vào lòng biển… để thành Pô Riyak.

Tôi đã dịch Văn bản-1 in trong Trường ca Cham 1995, sau này là tiểu luận “Po Riyak – Thần Sóng: Lịch sử, truyền thuyết và tục thờ cúng”, đăng tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2-2016, in lại ở đặc san Tagalau 20, nxb Hội Nhà văn, 2016.

Lịch sử Champa có điểm mờ, tạo nhiều suy diễn. Dẫu sao, nhìn toàn cảnh, từ văn bản, chuyện kể, khảo sát hiện tượng nghi lễ, ta vẫn có thể tìm ra vài sự thật trong đó. Hiện tại, hai câu hỏi đặt ra:

[1] Pô Riyak là con Pô Adhya Cả sư Bà-la-môn, lại là một nhân vật lịch sử nổi tiếng mà không có linga, trong khi từ Pô Rômê [có tháp], Pô Nai và các Pô khác đều có?

Tháng Giêng Cham lịch năm 2008, các vị chức sắc và bà con xuống Vĩnh Trường qua khu đất Pô Riyak tìm linga Ngài để xác định vị trí hành lễ: không thấy đâu! Phôn hỏi tôi, tôi nói, làm gì có. Thế thôi, các vị tìm mấy hòn đá lẻ, gom lại để hành lễ.

Các hòn đá kia là dấu vết cái “nhà” mà một lần đi kinh lí thấy bà con cúng bái ngoài trời, không đền không miếu, vua Gia Long cho dựng để Cham có chỗ thờ tự [theo cách nhìn Việt]. Việt minh nổi lên, cái miếu kia được “giặc” làm chỗ ẩn nấp, quân Pháp cho phá đi.

[2] Tại sao lễ Pô Riyak bên ‘halau janưng’ Ahiêr không dự, trong khi cả 3 hệ kia Mưdôn, Ka-ing và cấp Acar đều có mặt?

Chính 2 chi tiết quan yếu này phần nào mang ra ánh sáng một trong những điểm mờ của văn hóa và lịch sử Champa.

Quan điểm của tôi.

Pô Riyak sinh 1784, ít nhất lúc hơn 20 tuổi Ngài mới qua Kalentan học. Khi ấy, năm 1802 Gia Long đã thống nhất đất nước, Lê Văn Duyệt toàn quyền cai quản vùng Cham. Như cách vớt vát cuối cùng trong cuộc chơi lớn, và rút kinh nghiệm từ thất bại của Twơn Phauw mươi năm trước đó chỉ biết dựa vào sức mình, Ngài qua Malaysia cầu viện – thất bại, Ngài tìm lên người Cao Nguyên, cũng không thành.

[Trường ca Twơn Phauw kể, Twơn từ Cambodia qua Pacam thuộc huyện Tánh Linh hiện nay, tuyên mình luyện được bùa thiêng, liền tập hợp Cham, Kơho, Raglai… dấy binh để bị đánh bại. Binh lính dưới tay Twơn quay lại rủa người].

Về Jatang, Cham đã huyền thoại hóa thành Pô Riyak. Tục thờ thần liên quan đến các vị thần Biển, Cham đã có trước đó từ lâu, thời điểm xuất hiện nhân vật Pô Riyak như là cách ghi mốc lịch sử.

Năm 1960, dân Chakleng thỉnh Ngài về làm thần làng, Thần Tri thức, có nguyên do: Tôn vinh Tinh thần cầu học và Đức hi sinh vì xã hội của Ngài, là gương sáng cho thế hệ con cháu.

P.S. trích Văn bản-1:

Kiếm tìm tri thức, Pô đi

Mong cứu độ dân lành đang trong cơn nguy khốn

Hân hoan tìm sang tận La Mecque

Chốn thánh đường Allah hiện các bậc thánh sống nơi kia

Pô quỳ lạy thầy rồi lên tiếng thưa

Xin Ngài ban ơn dạy bảo mọi điều hay lẽ phải

Tri thức thần thánh cho con biết

Bao cơ mưu kỳ tuyệt, để cứu khổ dân lành

Thương tình thầy bày vẽ mọi đường

Từ mưu lược siêu nhiên đến mọi đường đi nước bước

Thế rôi, Pô xin phép thầy trở về

Cho con được về quê nhà xem đất nước thế nào

Mới nghe, thầy đã phán rằng

Chớ vội về quê hương, cứ ở lại đây với ta

Pô Riyak lạy tạ thầy rồi thưa

Tình thật con quyết về, kẻ thù đang xâm chiếm quê hương

Tội tình lắm người dân nước Cham

Chúng đàn áp dân lành, người luân lạc tứ tán

… Lần nữa người thầy mới quyết

Thiên giới không ban phép, lực Cham cũng chưa tới

Nếu có việc gì tội kia thầy sẽ phải mang

Trời cao có đâu thuận tình, đổ cho ta cũng tội

Hãy cứ nghe tình hình, đến hạn hãy đợi

May ra việc thuận lợi, ta không làm khó dễ ông

Pô Riyak biết thầy một mực khuyên

Không cho trở về cứu quê hương, ruột nóng không chịu thấu

Nửa đêm lén lấy thuyền mang xuống biển

Người học trò đã không ngại e

Làm ngược ý Allah, riêng tháng ngày càng không thuận

Lòng người thầy cũng nghe rất giận

Người rủa sả ra miệng, lời thầy bỗng thiêng

Thầy rủa: đi đường biển thì bị cá đớp ăn

Còn nếu đi đường rừng thì bị cọp tha, rắn cắn

Nau mưgru sunuw piơh di drei

Caga daung nưgar palei bithơr mưng bruk bwơl ribbah

Chơh di hatai nau tơl nưgar Mưkah

Sang mưgik Po Alwah, hu nưbi dauk tanan

Jabat sulam po gru blauh akhan

Likuw Po ngap dhar, patauw pa-abih takai karai

Ilimo palih kabơr thuw hai

Sunuw binrik sak tajai piơh daung bwơl bila

Po gru anit patauw abih kadha

Palih kabơr sunuw mưda tơl abih takai karai

Blauh likuw adat di gru brei mưrai

Ka seh wơk mưrai rawơng iơk palei nưgar

Lơh panwơc po gru si bicơn

Seh jwai wơk nưgar dauk tani baik saung gru

Po Riyak jabat salam blauh bino

That tiak akhan saung gru, Jơk mưrak khing mưk nưgar

Dwix xak lo paran anưk Cam

Nhu gơk katơk pakarơm, cah cok hau karang

Biruw mưng po gru si akhan

Seh jwai wơk tathan, mưyah daung jang o jai

Kuhlaum gru patauw tơl takai karai

Gru anit nưh hatai, brei ka seh wơk nưgar

Laung sunuw hai kahlaum mai thrơm

Po gru anit ranơm, patauw seh hu rilo

Biruw mưng po gru si bino

Mưng ngauk Alwah di brei o, prưn Cam o ka tơl

Mưyah nau ngap hagait jang o jiơng

Debita hu pagwơn, pagơr titwak o ligaih

Glac nan laik di gru đwa danuh

Saung Debita o ligaih, tuh ka gru ciip o siam

Pơng iơk cang klauh thun bilan

Samưtak ligaih siam, gru brei o pakơn

Po Riyak bboh gru đom yuw nan

O brei wơk daung nưgar, pađiak hatai o bik bicơn

Krưh mưlơm mưk kapal ba trun

Tathik klơp dok blung di akauk kapal blauh kakuh

Kluw bbơng pak danauk gru đih

Blauh trun kapal wah, si take wơk nưgar

Ciip glac saung gru tuk nan

Mưrat hatai sa rajơng, hadah gru mưdơh o bboh

Gru amiơng thuw ka seh dơp jơh

Nau nưgar đa o twah, chuk glac saung Debita

Seh ngap hatai o thuw kađa

Ragi ragơn saung Alwah, tala harei o ligaih

Hajiơng saung po gru sanưng mưtưh

Pathwơr di hatai pwơc sa bauh, panwơc gru sunit ginrơh

Gru hatơm nau di ia ikan cabbauh

Nau di glai ula cauh, rimaung bbơng raung talang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *