Minh-triết-Cham-01. KHỞI ĐẦU TỪ BỒ-TÁT GLANG ANAK

Serie này, tôi đăng loạt bài Minh-triết-Cham, nhằm giúp Cham hôm nay tiếp nhận tinh thần minh triết của ông bà, qua đó: Sống nhân văn, hòa bình và sáng tạo.

+

Đại biến động ở đầu thế kỉ XIX, cả dân tộc chạy tìm thoát thân. Tràn lên núi cao, băng sông qua Cambodia, Thái Lan, hay vượt biển sang Malaysia. Từ miền Trung thiên di vào nam, đến miền đất cuối thì dừng lại, dựng chòi tạm và… chờ tàu. Các chuyến tàu đến và đi, và… Cham chờ đợi. Ariya Glang Anak:

Continue reading

NGHIÊN CỨU CHAM, ĐỂ LÀM GÌ?

Văn minh Champa và văn hóa Cham thu hút nhiều nghiên cứu, là điều đáng mừng. Dẫu sao… Năm 1998, ở hội thảo tại Ban Mê Thuột, phóng viên báo Tiền phong trong cuộc trao đổi, hỏi:

– Inrasara khai thác gì từ nền văn hóa Cham? Tôi nói:

– Tôi không khai thác, mà từ giữa lòng văn hóa ấy đi ra, và viết và sáng tạo.

Nghiên cứu Cham, có thể phân làm 4 loài:

[1] Nghiên cứu, vì yêu và để thỏa mãn sự hiểu biết riêng mình.

Khu vực này nơi cộng đồng Cham – có, nhưng các nhà ở ngoài Cham nhiều hơn. Trần Kỳ Phương yêu và nghiên cứu Kiến trúc & điêu khắc Cham, là một.

Câu hỏi: Yêu, thế nhưng khi các di tích ấy bị xâm hại, bạn dám lên tiếng, mới là yêu NHƯ LÀ yêu. Còn không, bạn nghiên cứu chỉ để thỏa mãn sự hiểu biết thuần túy.

[2] Nghiên cứu, để khuếch trương cái tôi.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO TIẾNG NÓI TRÍ THỨC ĐƯỢC CHỜ ĐỢI & TIN TƯỞNG?

[lời bàn chỉ giới hạn trong phạm vị trí thức Cham]

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Việt đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Chính phủ. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Như thế, nếu không sợ những điều không đáng sợ, trí thức Cham vẫn có thể làm nên nhiều chuyện.”

(Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006)

Continue reading

TRÍ THỨC CHAM, 5 BÀI HỌC CĂN BẢN

[Hãy là đàn ông, hãy truyền năng lượng tích cực ra xung quanh]

Cham đa phần thật thà, dễ tin người. Thế nên một khi bạn đánh mất niềm tin thì khó mà lấy lại. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Nhập cuộc Cham, muốn đi đường trường, bạn cần thuộc 5 bài học sau.

[1] Không lừa dối

Chức sắc trẻ kể vụ việc ở Sang Mưgik Văn Lâm ngày 29-4-2021, tôi nói, chuyện không đáng tin, vì thiếu bằng chứng; riêng bản thân người kể từng có phốt viết dối. Làm và nói dối, bà con nhắc không sửa, mà còn tái phạm. Do đó ngay cả khi bạn kể thật, lời thật ấy vẫn tạo nghi ngờ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-21. CHỮ NGHĨA NHƯ LÀ TẠ ƠN

[Làm 1 tập thơ khác với gom nhiều bài thành tập – THƯ kì cuối]

Bạn hỏi, làm sao Sara có thể có sự tập trung cao độ thế? Xin tuần tự…

“Tạ ơn dòng thơ cuối cùng chưa viết…”, câu thơ ở bài thơ “Tạ ơn” trong Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002.

Hôm qua, bạn facebook Nguyễn Tấn Hoàng còm phản bác cái định kiến “Lập thân tối hạ thị văn chương”, và đưa ra vài bằng chứng chỉ ra cái sai ở đó. Nhất trí cao! Nhưng tôi nhìn sự thể hơi khác.

Tôi cũng sẽ chỉ ra, bằng lấy việc của mình minh chứng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-20. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ NỖ LỰC PHÁ BĂNG

[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]

Bạn thơ Kông Đản quý mến!

Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.

Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.

Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.     

Continue reading

Giải trí cao cấp. Từ MẶC CẢM ĐẠI HỌC đến TỰ DO TÀI CHÍNH

20 năm trước, khi báo chí rềnh rang về tôi, rồi khi thấy vài sinh viên Chàm mình bỏ Đại học, bà con kêu: không khéo Sara làm gương xấu cho bọn trẻ. – Đích thị luôn!

Tiếng, ai mà chả ham. Không học mà được tiếng nữa, thì ham gấp bội. Sướng quá đi, thế là rủ nhau bỏ… học. Sức mấy!

Mươi năm trước, một cháu Cham mới xong lớp 11 mà đòi bỏ học, tôi nói, cháu nghĩ thật kĩ đi – qua tuần, rồi quyết. Trước khi quyết, hãy đặt cho mình 4 câu hỏi:

[1] Khi thấy bạn trang lứa ai ai cũng đút túi cái Cử nhân, cháu có MẶC CẢM không?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-19. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT MA-RA-TÔNG

[thư kì-2 cho nhà thơ Kông Đản]

Khi có mục tiêu, tôi tập trung tất cả vào. NÓ là niềm vui của tôi, tôi biến nó thành niềm VUI đỉnh nhất, từ đó bao thú vui khác ở đời thường, tôi gác lại. Trò chơi giành ghế văn trường hay quan trường, chuyện gái gú, tiệc tùng hay du hí…

Bao miền đất Việt Nam tôi đi nhiều, đó là các chuyến đi được mời. Rảnh, tôi hỏi: tại sao không, thế là đi chứ chưa một lần tôi chủ động. Tôi phủi nhiều lời mời xuất ngoại, như chuyến đi Hàn Quốc vào tháng 9 tới, dù chưa lần đến xử sở kim chi – tôi từ chối, vì thấy không cần thiết. Hoặc nhường lại suất đi Festival Ấn Độ cho bạn văn 12 năm trước, cũng vậy.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-18. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT HÀNH TRÌNH

[Thế nào là thành công? – trả lời muộn 2 câu hỏi của nhà thơ Kông Đản]

Ở hội thảo VHNT sáng 17-6 vừa qua, nhà thơ Kông Đản phát biểu, đại ý: Tôi và Inrasara cùng vào Hội Ninh Thuận, vừa vô Sài Gòn anh đã nổi lên, xin hỏi trước đó anh đã học như thế nào? Sau đó còn liên tục gặt hái nhiều thành tựu lớn, anh có thể cho biết mình đã tiếp nhận trào lưu văn nghệ thế giới ra sao…

Hội thảo bàn việc chung, thế nên tôi không trả lời trực tiếp anh, và hẹn khi khác sẽ nói riêng. Khi khác có khi hơi lâu, sẵn serie “chuyện văn chuyện đời”, xin tâm sự luôn thể.

Continue reading

Nghĩ-101. GIỎI, GIÀU ĐỂ LÀM GÌ?

[về tinh thần ‘Bhap ilimô’]

Tố Hữu: “Núi cao nhờ có đất bồi/ Núi chê đất thấp, núi ngồi nơi đâu…”

Ta mới rủng rỉnh túi, vừa nho nhoe thạc sĩ, hay ta mới được vài bài báo nhắc đến mà vội nghênh mặt lên nhìn trời. Ảo rằng ta trí thức, ta văn hóa, mà có biết đâu đấy chỉ là món:

Bilok li-u iku bamông/ Njrung gaup tapông laic ilimô’:

Sọ dừa – đuôi chót của quày/ Hùa nhau mang vác bảo văn hóa đây”.

Tầm ấy, Pauh Catwai mới giơ ‘gai gru’ lên, đã chạy mất giày!

Continue reading