Chào ngày Thơ Việt Nam-2. LÀM THƠ, KHÓ NHẤT

Vậy mà không ít bạn Cham lao vào làm thơ, trước tiên…

Ở buổi gặp mặt các bạn Cham – những đứa con ưu tú, tự tin bước vào đời với tinh thần sẵn sàng cống hiến, phụng sự cộng đồng – khi tôi đề cập đến cần học biết làm giàu, rất ít người hào hứng.

Michael Roach, tác giả Năng Đoạn Kim Cương cho rằng: “Tiền ít quan trọng nhất lại là thứ cơ bản mà khi có nó một cách đủ đầy, ta có cơ hội tìm thấy những giá trị lớn khác, ý nghĩa hơn trong cuộc đời mình”. 

Ông đề ra 5 mục tiêu cuộc đời: Tự do tài chính, có hạnh phúc, có sức khoẻ, có sự bình an trong tâm hồn và phụng sự xã hội.

Continue reading

Sống tôn giáo-1. THẾ NÀO LÀ SỐNG TÔN GIÁO?

Tút “Niềm bí ẩn của tình yêu”, một bạn thơ kêu trên cả tuyệt vời, và bảo không khác gì một vị trên… Youtube, và gửi link cho tôi. Tôi nói, tôi chưa biết ông này.

Ngay năm lên 10, tôi là con mọt sách, đụng đâu đọc đó. Mượn đọc, mua đọc. Đọc đến mụ cả người. Không có sách, tôi đọc từ điển! Mãi khi có gia đình, tôi quyết bỏ sách, và phải sau ba năm, tôi mới rời bỏ sách được. Sau đó, tôi cũng đọc nhiều, đọc để… làm việc.

Trang nhà của tôi, mỗi chủ để tôi làm thành serie. Hôm nay là “Sống tôn giáo”, viết từ trải nghiệm của tôi, qua sống và suy tưởng. Và tôi nghĩ, đó mới giá trị, cho tôi cũng như các sinh linh đồng thanh đồng khí sau tôi, nếu có.

Continue reading

NIỀM BÍ ẨN CỦA TÌNH YÊU

Năm 2017, tôi có serie: “Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về tình yêu”, với Yêu chữ, yêu tiếng, yêu thơ, yêu palei, yêu cây, yêu cái mới, yêu tư tưởng, yêu tự do, yêu câu hỏi…  

Rồi: Yêu, có nghĩa là làm, Yêu là biết lắng nghe, Yêu là khai tính, Yêu là biết lan tỏa, Yêu là biết yêu… mình, Yêu, nghĩa là vô danh trong hành động, Yêu là biết/ dám chiến đấu bảo vệ…

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-1. THƠ CON CÓC LÀ MỘT BÀI THƠ… HAY

Đồn rằng Ngày Thơ năm nay, Ban Tổ chức chọn thơ tôi thả lên [chầu] trời. Đây là lần đầu tiên tôi được hân hạnh ấy, hơn nữa – không phải 1 mà 2 đoạn cơ. Câu nào tôi không biết, riêng tôi khoái câu này:

Thi sỹ

không là gì, không vì đâu

đi, như là ở lại.

Nghe đồn, năm 2006 ngày Phật Đản ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, thơ Inrasara không biết ai chọn, đã cùng thơ Pháp và thơ Trung Hoa bay trong khoảng sân rộng nơi không gian thiêng liêng. Đoạn này:

Continue reading

TIẾT KIỆM KIỂU TÔI VÀ… SOCRATES

Đọc giai thoại thầy trò Socrates-Plato đối thoại về “tiết kiệm tiền”, tôi cười suốt. Hệt Inrasara luôn! Có tiền, tiết kiệm, để dùng nó vào việc… lớn.

Tôi biết làm ra tiền ra sao, đã kể, nay thử kê chuyện tôi tiết kiệm.

Năm 1992, vào làm việc và làm ăn ở Sài Gòn, suốt 3 năm, đi giao hàng – tôi đèo Hani trên chiếc xe đạp cọc cạch khắp thành phố, dù khi ấy tôi thừa tiền sắm xe máy.

Continue reading

Bí mật của thất bại-22. YÊU SỰ THẤT BẠI

[Liên Homestay & Cham vẫn có thể làm giàu, tại sao không?]

Là tâm lí có thật, chứ không giả. Không phải thứ tinh thần chủ bại, mà là tình yêu sự thất bại, đích thực.

Nhắc lại chuyện cũ, trước câu hỏi mang tính khiêu khích: “người Cham có văn hóa à?” thuần kiến thức, mà ta đã bỏ chạy, là yêu thất bại rồi. Chớ đụng câu hỏi tầm: “Chính quyền Việt Nam có xem thường, hay phân biệt đối xử với Cham không?” thì ta còn thèm khát thế nào nữa!?

Continue reading

Thơ của bạn thơ-34. ÔM EM TRONG TAY MÀ ĐÃ NHỚ EM NGÀY SẮP TỚI

Đời xoay vần mong manh, người mưa nắng vô thường. Thân và tâm, thời và không dịch chuyển không ngừng. Không ai biết trước điều gì xảy đến với người thân, với mình, cả với những gì mình gắn bó tưởng không thể chia cắt.

Ý lớn này được Trịnh diễn rất đắc: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi… để một mai tôi về làm cát bụi”. Dẫu sao nó vẫn chung chung quá, và đã có vài nhà nói lên rồi, trước đó.

Continue reading

Chia buồn: ANH TRĂNG ĐI XA RỒI…

Anh đi, 21g tối 29 Tết (8-2-2024) ở palei Thôn quê vợ Hậu Sanh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, thọ 74 tuổi. Dù còn khá khỏe, anh đã vội đi…

Về tình nghĩa tôi với anh Huỳnh Ngọc Trăng, xin trích tiểu thuyết Hàng mã kí ức-2011:

Tháng 4-1975.

Nghỉ học nguyên một năm để chờ học lớp cuối Trung học niên khóa mới, tôi với anh Trăng, Tiến có những ngày thật thơ mộng ở quê nhà. Ngày mùa, chúng tôi vác bó cạm, xoong chảo ra đồng bẫy chuột và ăn ngủ luôn ngoài đồng. Mỗi người một thế giới riêng tưởng tượng và giao cảm.

Continue reading

NĂM MỚI, NGHĨ & CẦU GÌ?

6g15 chiều ngồi tất niên với các bạn Cham thế hệ mới từ nhà [mới] Akei Ánh Hiền Tuệ Nguyên về, nửa vui nửa buồn. Làm vài chuyện vặt, vệ sinh, yoga rồi ngủ – giữa tiếng ồn của thế giới xung quanh.

Giờ cận giao thừa, thức, kiểm xem trước hết mình nghĩ gì?

Nhân loại chết nhiều quá, từ Ukraine đến Gaza, mãi đánh nhau, mãi toan tính ta phải đi vào lịch sử như một anh hùng dân tộc, mãi lo tô điểm công và danh, mặc “giãi thây trăm họ nên công một người”…

Continue reading

Tết giải trí-8. TUỔI XẾ CHIỀU, CHUẨN BỊ GÌ, LÀM GÌ…?

“Chiều đã xuống rồi. Hãy tha thứ cho tôi vì chiều đã xuống…” – Nietzsche.

Tôi là con người sống triết học, luôn dự liệu và lập kế hoạch trước, cho mọi chuyện. Kế hoạch – không công thức, mà đầy sáng tạo. Như khi còn tuổi đứng bóng mặt trời, tôi đã lên kế hoạch cho phần cuối đời.

Đây là kinh nghiệm riêng mà không tư, tạm “pháp thí” đến với chúng sanh cần đến nó. Bạn đang về chiều, cần chú ý 5 điểm cốt tủy:

[1] Sức khỏe, không có món này thì miễn bàn đến kế hoạch.

Vậy, hãy lo cho sức khỏe ngay từ tuổi 30, khi gân cốt bạn đã chín muồi sắp vào giai đoạn thoái trào. Khoản này, tôi ý thức rất sớm, ngay từ tuổi 20 cơ!

Tiếp, Bảo hiểm Y tế không phải là không cần thiết.

[2] Nền tảng vật chất, 2 thứ:

Thế nào bạn cũng cần đến một nơi trú thân. Ở Chakleng, tôi có Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, thêm nhà cháu với phòng riêng, thích ở đâu tùy.

Kế đến, quỹ phòng thân, là phần cứng không thể đụng đến. Bạn phải có kế hoạch tiết kiệm ngay tuổi ngũ thập, với các bạn không có lương như tôi thì càng. Bạn vẫn có thể cho con cái biết khoản tiền này, dù không cần cụ thể, để họ không lo lắng về nỗi cha mẹ già ăn bám.

Dứt mọi nợ nần lễ, đám các loài, bởi chúng ăn mòn rất nhanh vào quỹ phòng hộ, nhanh đến không lường được. May, tôi đã thoát được nó ngay thuở lập gia đình.

[3] Về tiết mục tình cảm

Bạn không làm phiền con cháu, về tiền bạc đã đành, nhất là về nỗi ngứa ngáy can thiệp vào đời sống của họ.

Càng không cho phép con cháu làm phiền mình, như gánh chịu nỗi hư hại của họ. Thương yêu đến đâu cũng không nên mang thân già ra làm bia đỡ đạn cho con cháu.

Tuổi già, ngán nhất là bị con cháu bỏ rơi, có bạn đời bên cạnh là tuyệt. Hani 60-65, tôi hai lần rủ cùng về quê, nàng không chịu, tôi đành quy hồi cố hương một mình. Vẫn tốt và ổn.

[4] Di chúc, để phòng bất trắc không lường được

Phải là giấy trắng mực đen, chứ qua lời nói gió thổi bay mất. Chúng tôi lập di chúc khi cả hai còn khỏe và minh mẫn, có xác minh của bên thứ ba.

Tài sản nếu có, cần chia đồng đều – không phân biệt trai gái, con chung hay riêng.

Di chúc thế nào cũng cần dành phần cho mình, chứ không chia hết. Khoản này, tôi biếu cả cho Hani, để mình được… vô sản!

[5] Niềm vui tuổi già

Giải trí bằng du lịch, chơi cây cảnh hay ngồi bàn cờ tưởng, hoạt động xã hội… là nhu cầu tìm vui thiết yếu của tuổi già, mỗi người mỗi kiểu, tôi thì không.

Tôi không bạn thân, mà chỉ có đồng đội ở lĩnh vực, thời điểm với công việc cụ thể nào đó. Tôi sống với tư tưởng và chữ nghĩa của mình, và lần nữa, có thể nói – rất ổn.

P.S.

– Từ Covid-19 về quê, phần ăn của tôi thầy Chương em cột chèo nấu giúp. Khi vợ chồng Trào đi Mỹ, cháu Trâm phụ phần món ăn, còn cơm cháo tôi tự nấu. Từ đầu năm 2024 tôi bảo cháu thôi, dẫu sao mục ăn uống tôi cực đơn giản.

– 23-1 vừa qua, cầm Sổ khám bệnh chạy xe qua Bệnh viện Ninh Phước. Số là mươi ngày qua vùng lưng đau âm ỉ, ít thôi, nhưng có. Sinh hoạt đi lại bình thường không đau, ngồi viết nửa tiếng, đứng dậy thì nghe đau, đau tí lại hết.

Thử với soi hết món này nọ, bác sĩ kêu, bộ máy anh còn ngon, thoái hóa cột sống nhẹ thôi. Nhưng lẽ nào không kê thuốc, thế là kê 5 món. Cả thảy mất non 400.000đ. Do Bảo hiểm Y tế hết hạn từ lâu, mà cháu nó quên gia hạn. Có bệnh hoạn gì đâu để đi khám mà biết!

Bảo hiểm Y tế lợi hại là vậy.

Tôi uống có 1 liều đã hết bệnh ngay, thế là… bỏ!

Bạn tôi đùa: Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột. Tuổi 60 thoái hóa cột sống, ai mà chả! Anh làm như mình bệnh ghê lắm…