Sống tôn giáo-4. VƯỢT QUA CÁI SỢ KHÔNG ĐÁNG SỢ

Không khó tưởng tượng, nếu Krishnamurti sinh trong chế độ toàn trị, ông sẽ ăn nói thế nào. Ông không là biểu tượng để thành đối tượng dễ bị nhập kho như Đạt Lai Lạt Ma, để phải lưu lạc. Còn nếu ông bỏ xứ ra đi tìm đất tự do để triển khai tư tưởng mình, thì miễn bàn.

Nói trên diễn đàn trước ngàn người ư, không được rồi. Công chúng “tụ tập đông người” về nghe ông thuyết, càng không. Cùng lắm, Krishnamurti cũng sẽ làm như… Inrasara thôi: “Hành động trong chân trời khả thể”!

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số xuân-2006, tôi viết:

Continue reading

Giải trí đầu tuần. NGƯỜI CHỒNG MUÔN THUỞ

Ông nào nhìn thấy bóng dáng mình trong này thì hãy run đi, là vừa!

Ông chồng mà…

Chả có lấy mục tiêu cỏn con sống qua ngày, nói chi mục tiêu lớn, đời tới đâu hay tới đấy; từ đó

Không nuôi nổi thân chớ miễn bàn làm chất trụ gia đình, vô trách nhiệm, bòn được đâu tí tiền thì tiêu pha không kể trời trăng chỉ để ra oai; trong khi

Cả ngày ngồi bàn trà chém gió, nói thánh nói tướng, mãi chê việc nhỏ không đáng, mà việc lớn chẳng thấy đâu;

Continue reading

Chào Ngày Thơ-plus. TÌM CÂU [BÀI, TẬP] THƠ HAY Ở ĐÂU?

Thơ cổ điển, ở các nhà thơ lớn, thò tay vào bất kì đâu cũng có thể nhặt ra được câu thơ hay – dễ như ăn ớt. Ngược lại thơ hiện đại, khó; thơ hậu hiện đại thì càng. Nó hay là hay toàn tập. Qua hết trang cuối tập thơ, gập lại – nó ám ta, và buộc ta suy nghĩ, chớ kêu đâu là câu thơ hay nhất, thì khó.

Ngày tập thơ tôi rất thích: Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]-2009, vẫn không thể nhặt được trong đó câu thơ nào gọi là hay.  

Continue reading

Inrasara: THẾ GIỚI TRONG NGÀY

(24-2-2024, cảm tác viết dưới hầm 3)

Vừa tròn hai năm Nga mở chiến dịch đặc biệt

Ở Quốc hội Mỹ 61 tỉ đôla vẫn đang kẹt

Sau Bakhmut là Avdeevka

48 ngàn linh hồn lính Nga vừa rời thân xác bay lên trời

54 câu thơ cũng tách rời tập thơ cho thả bay lên trời

Bay về đâu?

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-5. KIÊU HÃNH TUỔI 17 & DÒNG NƯỚC ẨN

Inrasara: “Tuổi trẻ là dám mang cuộc đời của chính mình ra đánh cược cho chân lí tìm thấy”.

Các bạn làm thơ mong được đăng báo, phấn đấu vào Hội Nhà văn, và sau bao nhiêu năm chờ đợi, thèm thấy câu thơ của mình bay lên [chầu] trời, đi vào cõi bất tử. Hay lắm! Tôi không phản đối, thế nhưng…

Buổi nói chuyện tại một Trường Chuyên, bên ngoài hội trường, một bạn trẻ thắc mắc, rằng: Nhà thơ mở đầu bằng “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” để kết thúc với “mạch nước ngầm, “dòng sông ẩn”. Cháu thấy có cái gì hay hay, lạ lạ dù có vẻ hơi mâu thuẫn. Nhà thơ có thể giải thích rõ hơn không?

Continue reading

Sống tôn giáo-3. SỐNG HIỆN TẠI

Vài năm qua, trên mạng xã hội và cả ngoài đời, vài lời lẽ phơi phới thường xuyên phát ra, như có sinh linh vừa chứng ngộ đâu đó, thoát vòng tục lụy, sang tuốt bờ bên kia. Ở đó “hãy sống hiện tại”, là một. Rằng quá khứ là cái đã qua, tương lai là điều chưa tới, sống đích thực là sống trong hiện tại, đại loại thế.

Nói – không vấn đề gì cả, điều quan trọng là bạn sống nó ra sao.

Câu hỏi: thế nào là sống hiện tại?

Continue reading

BUỒN VUI TÌNH, TIẾNG & TIỀN

Sáng nay tôi vừa nhận “chat” cầu cứu, về tiền. Từ người nữ xa lạ ở một tỉnh rất xa. Phản xạ tự nhiên, tôi zalo kiểm tra, và thấy là thiệt: Bà mẹ đơn thân đang bệnh, ba con nhỏ, mà túi thì nhẵn. Bác giúp 200k thôi.

Làm sao cho một sinh linh ngẫu nhĩ nào đó vui?

Hôm qua bạn Cham ghé tôi nói chuyện và mua sách, giá bìa 300k, bạn chuyển 500k, thế là thừa 200k. Vậy thôi mà tôi vui cả buổi chiều! Hôm nay có người xin, chuyển nó cho bà mẹ này được vui, có nên không?

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-3. TÌNH & LÝ, DÂY OAN & CÕI PHÚC

Nhiều người đọc hiểu “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” theo nghĩa thường tình, chớ Nguyễn Du có đơn giản thế đâu!

“Tu” ở đây mang nghĩa rèn luyện, tu sửa, còn “tình” bao hàm nhiều món với vô số hỉ, nộ, ai, lạc đủ kiểu. Vắn tắt: tình chủ về cảm, còn tu thiên về lí.

Con người để cho cảm tính, cảm tình thao túng dễ bị mắc vào mớ bòng bong “dây oan”. Ngược lại, lí [không hẳn duy lí] dạy ta biết phản tỉnh, phản tư để soi lại mình, từ đó tu sửa để đạt đến “cõi phúc”.

Continue reading

Sống tôn giáo-2. PHI TỔ CHỨC

Sống tôn giáo là phi tổ chức. Tổ chức, hay ở trong tổ chức bất kì nào cũng thế. Nó là một quyền lực, quyền lực của tổ chức và/ hoặc của “giáo chủ”.

Bên trời Tây, Nietzsche “Antichrist” không phải ông chống Jesus, mà giáo hội, một tổ chức đầy quyền lực.

Gần hơn, Osho – Đạo sư siêu đẳng và là một “thiên tài hùng biện” với sức thu hút kinh hoàng. Tuy nhiên thay vì phong phanh giữa trời đất, thong dong giữa miền cuộc đời để thuyết pháp, ông đã tổ chức, và cho phép người tổ chức nhân danh mình. Qua đó, ông bị dính vào vô số tai họa.

Continue reading