Hoàng Nguyên: Inrasara, một phong cách thơ trong Tháp nắng.

Inrasara, cái tên còn xa lạ lắm đối với nhiều độc giả Ninh Thuận vốn rất yêu thơ. Song độc giả cả nước đã “chuyện trò” với anh qua những bài thơ được đăng tải rải rác trên các báo và tạp chí văn học ở trung ương và tại TP Hồ Chí Minh. Và mới đây, Inrasara đã chính thức trình làng với tập thơ Tháp nắng (NXB Thanh niên, 1996), tập hợp những bài thơ anh viết từ những năm 70 đến nay.

Trừ một số bài thơ anh viết vào thời kỳ đầu còn nặng nề trong diễn đạt ngôn ngữ và day dứt, giằng xé trong ý tưởng, bởi theo lời anh tâm sự: “Vừa bước sang tuổi hai mươi, tôi như bị chìm nghỉm trong bòng bong của bao nhiêu trào lưu nghệ thuật và hệ tư tưởng. Tôi viết giữa sự rối mù của nhiều luồng tư tưởng mà tôi tiếp cận từ rất sớm” (Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam). Nhưng đến những bài thơ anh viết trong những năm gần đây, Inrasara đã dần định hình cho mình một phong cách thơ theo hướng trí tuệ và hiện đại. Những câu thơ như:

Lại xanh trong tôi – dù rừng đã cháy
Lại chảy trong tôi – dù sông đã chết
Chợt hanh lại cát – chợt buồn lại ru
Chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp

được nhà thơ Trúc Thông xem là có bút pháp của thơ hiện đại.

Là một trí thức người Chăm, (thôn Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước), công việc chính của Inrasara là nghiên cứu khoa học. Anh hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á, thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Anh là tác giả của 5 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn chương Chăm; trong số này, công trình Văn học Chăm – khái luận đã được CHCPI (Đại học Sorbonne – Pháp) trao giải thưởng về nghiên cứu năm 1994.
Cũng vì Inrasara là người dân tộc Chăm nên khi đọc tác phẩm thơ Tháp Nắng, nhiều độc giả cho rằng anh viết “Việt” quá. Nhưng theo anh, tự thân ngôn ngữ là đối thoại, và trước hết là đối thoại với những người sống xung quanh mình và cùng sử dụng một thứ tiếng với mình.
Năm nay mới vừa tròn 40 tuổi – cái tuổi quá già của một vận động viên thể thao, nhưng vẫn là quá trẻ đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta hy vọng nhiều ở Inrasara trên con đường sáng tác thơ ca, bởi anh đang viết rất khỏe với một hồn thơ đang sáng mở, đầy hứa hẹn.
*
Báo Ninh Thuận, Xuân 1997.

Nhã Thuyên: Buổi diễn giảng của thầy Inrasara

[Mến tặng anh Sara, người, vô phước thay, mấy lần hẹn mà em nhỏ [N.T] chưa dịp gặp
Để cổ vũ thêm lòng hân hoan của anh với Hậu hiện đại made in Vietnam
Và bày tỏ lòng hân hoan của một người trẻ Việt Nam, chuyên viết văn, làm thơ tiệm cận hậu hiện đại
Bài viết này là sản phẩm mang tính ứng tác, có lẽ nó có cảm thức hậu hiện đại, nhưng chưa kịp sinh thành thủ pháp, hehe
] Continue reading

Cao Dương: Nhà thơ Inrasara trong chuyến đi Cần Thơ

NHÀ THƠ INRASARA QUA CHUYẾN ĐI SÁNG TÁC Ở CẦN THƠ
Báo Cần Thơ, 28-9-2002.

Inrasara là một người dễ gần gũi, tạo ấn tượng tốt với những ai tiếp xúc cùng anh, nhất là trong chuyến anh cùng đoàn văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cần Thơ về sáng tác ở thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy mới đây. Tình cảm ấy của anh còn thể hiện khi tiếp xúc lãnh đạo địa phương. Continue reading

Nông Quốc Chấn: Inrasara có tên trong đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số

INRASARA CÓ TÊN TRONG ĐỘI NGŨ NHÀ THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ
“Bạt”, Sinh nhật cây xương rồng, NXB Văn hóa Dân tộc, H.,1997.

Tôi muốn nói điều tôi vui mừng nhất là đội ngũ nhà thơ, nhà văn các dân tộc Việt Nam có thêm nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara – Phú Trạm.
Inrasara tâm sự: “Dân tộc Chăm có truyền thống văn học lâu đời… nhưng đến nay chưa có một sáng tác của người Chăm nào được công bố cả… Continue reading

Trần Quỳnh: Inrasara và những câu chuyện đời

Inrasara đã từng cho rằng: “Thơ dân tộc thiểu số nước ta vừa đi vừa ngủ”, nhưng có lẽ khi người ta đọc thơ anh thì họ sẽ không đồng ý với anh về nhận định này. Người ta gọi anh là huyền thoại, là một hiện tượng đa dạng, là kì nhân, là thi sỹ tài hoa… nhưng tôi muốn gọi anh là: “người lấp đầy những khoảng rỗng”. Tại sao vậy? Bởi đến với thơ anh tôi mới thấy trong mình còn đầy những khoảng rỗng và anh là người lấp đầy. Đến với thơ anh tôi hiểu con người anh hơn, một người luôn đặt mình vào khoảng rỗng để tự lấp đầy. Continue reading

Nguyễn Văn Học: Nhà thơ Inrasara – dòng sông lặng lẽ

Ấn tượng ban đầu của tôi về nhà thơ Inrasara là cái đầu hói và đôi mắt sáng, khi ông vào gặp bạn bè ở Khoa Sáng tác – Lý luận – Phê bình văn học (Trường ĐH Văn hóa). Và tôi nhận thấy ông là người dễ mến, nhiệt tình, thân thiện với những người viết trẻ.

*
Inrasara được coi là nhà thơ đại diện cho dân tộc Chăm. Một người làm việc chăm chỉ, dường như không biết mệt mỏi. Continue reading

Võ Thị Hạnh Thủy: Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara

Võ Thị Hạnh Thủy, Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara
Trích Luận văn Thạc sĩ, 2008.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Trong các nhà thơ đương đại, không phải nhà thơ nào cũng có một quan niệm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật rõ ràng như Inrasara. Sống là suy tư, trầm tư về vạn thể, nhất là trầm tư về định phận mong manh của con người. Con người chỉ hiện sinh khi con người biết trầm tư. Đó là quan niệm nhân sinh của Inrasara, đó cũng chính là hạt nhân tư tưởng làm nên thế giới nghệ thuật thơ của anh. Continue reading

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara

Lê Thị Tuyết Lan – Nguyễn Thị Thu Hương
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, 2008.
Trích đoạn:

KẾT LUẬN

Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara là thế giới của tâm hồn, tình yêu, cả nỗi đau và sự cô đơn của bản thân trên con đường tìm chân lí sống. Thế giới nghệ thuật ấy được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, giọng điệu mới lạ và hơn hết là những cách tân đổi mới. Continue reading

Các thông tin lai rai về Inrasara

Các thông tin lai rai về Inrasara ở Hội thảo lí luận – phê bình tạo Đồ Sơn mùa hè 2006.

Inrasara.com đăng lại đọc vui.

Baodientu ĐCS, 6.10.2006
…..
Nhà thơ Inrasara

Trong Hội nghị có những tham luận lạ, nghiêm túc, tuy vậy cũng có một số hơi đơn giản, mặc dù người viết rất tâm huyết với vấn đề mình nêu ra nhưng nó lại không có gì mới đối với quan niệm về phê bình là lý luận. Vẫn cái cũ lặp lại nhiều và nếu người ta có đề nghị cái mới thì tôi cũng không nhận thấy sự cụ thể và rõ ràng. Theo tôi, Hội thảo nên tập trung khai thác nhiều vấn đề mới hơn nữa trong lý luận văn học. Continue reading

Trần Can: Văn 14 – Chakleng, hẹn một ngày…

Đó là một con người dễ mến nhưng có thể hơi khó gần khi anh ta chưa biết bạn là ai: nhà thơ Inrasara. Vì sao lạ lùng thế? – Anh ta yêu thơ và yêu dân tộc Chăm của mình đến say mê, nếu bạn chỉ ngồi nói chuyện khoe khoang danh tiếng hay tiền của, chắc chắn – anh ta sẽ… ngáp. Continue reading