Jaya Bahasa: Phát hiện Giáo trình tiếng Chăm đầu tiên

Trong những năm gần đây, việc học tiếng Chăm đang được sự quan tâm của cộng đồng trong nước và nước ngoài. Và chưa bao giờ vấn đề chữ Chăm lại thu hút nhiều nhà khoa học và giới trẻ thảo luận, tranh cãi sâu rộng và kéo dài như hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào để định hướng cho ngôn ngữ Chăm phát triển trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì, những luận đàm vẫn còn nóng bỏng còn nhiều quan điểm học thuật và thái độ khác nhau đối với di sản văn hoá tộc người bản địa.

Vấn đề chữ Chăm tựu trung vào hai ẩn số chính, giữa một bên là những người làm công tác dạy và học chữ Chăm bậc phổ thông mà đại diện trực tiếp là Ban Biên soạn Sách chữ Chăm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (1978-2010) và một thiểu số những người học tập và nghiên cứu thư tịch Chăm. Để có cái nhìn khách quan và khoa học về ngôn ngữ Chăm Continue reading

5.000 Từ vựng Việt – Chăm: thông tin mới

Tudien V.C

5.000 Từ vựng Việt – Chăm được lên kế hoạch và đã khởi động nhập liệu từ đầu năm 2012. Dự kiến đến Katê thì có thể mở hội thảo bỏ túi để tiến đến in ấn và phát hành nhân lễ Rija Nưgar 2013. Thế nhưng, có 3 lí do chính vừa chủ quan vừa khách quan, khiến tiến độ chậm lại: Continue reading

Nguyễn Đức Dân, “Tản mạn về ‘chuẩn mực chính tả thống nhất’”

Báo Sài Gòn Tiếp thị, 30-12-2012

(Tham khảo trích đoạn: Suy nghĩ thêm về cách viết Akhar thrah)

Quy tắc chính tả do con người đặt ra. Ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, không có cách viết nào là cố định, bất di bất dịch. Bởi vậy, dù có những nguyên tắc chính tả tuân theo một hệ thống khoa học chặt chẽ nào chăng nữa thì với thời gian sẽ luôn luôn tồn tại những hiện tượng ngoại lệ không theo lôgích nào cả. Vậy thì liệu có một hệ thống chính tả tuyệt đối đúng làm chuẩn mực được không? Continue reading