Thảm trạng tiếng Mãn tại Trung Quốc, nghĩ về tiếng Chăm

200 năm trước, một đế quốc Mãn Thanh hùng mạnh đã vẫy vùng thế nào, ai cũng biết rồi. Hiện nay, theo Dương Danh Dy, toàn Trung Quốc, vẫn còn 10 triệu người Mãn. Nhưng, tình hình tiếng nói và chữ viết của họ thế nào?

– Chỉ còn 100 người hiểu được tiếng Mãn

– 20 người còn viết được chữ Mãn

– Chớ nói và viết thành thạo chỉ còn đúng… 10 người!

Tiếng Chăm sẽ thế nào, ngày mai???

Xin đọc toàn bài ở đây: Toàn Trung Quốc chỉ còn chưa đầy 100 người hiểu tiếng Mãn

 

Sau bài này, Inrasara ra Bắc 9 ngày, cho nên có thể bài vở lên Inrasara.com không được đều đặn.

Thuk siam

Inrasara

 

2 thoughts on “Thảm trạng tiếng Mãn tại Trung Quốc, nghĩ về tiếng Chăm

  1. Chắc nhiều bác cũng giống tôi, từng nhìn thấy trên sách báo hay phim ảnh những cánh đồng rộng khủng khiếp ở Mỹ, nơi đó người ta “qui hoạch” để trồng toàn một giống cây (bắp chẳng hạn) hay nuôi chỉ một loài gia súc (bò chẳng hạn). Năm ngoái tôi có dịp đi qua bang California, đã được thấy những cánh đồng như vậy: rộng mênh mông và đàn bò đông không đếm xuể, lúc nhúc như đàn kiến, chạy xe mấy dặm trên xa lộ mà vẫn chưa qua hết một trang trại. Có tận mắt chứng kiến cảnh đó, tôi mới thấy kinh hoàng cho sự đơn điệu, sự máy móc và sự khô cằn của điều tạm gọi là “đồng bộ hóa”. Có gì đó giống như một khung cảnh bất động, một cõi chết. Có gì đó giống như một guồng máy vô hồn chứ không phải một thiên nhiên sống động và phong phú.

    Tôi biết từ hơn 10 năm nay, ở Mỹ có những nhóm các nhà trí thức thuộc nhiều ngành học khác nhau đã nỗ lực làm việc để kêu gọi thay đổi triệt để tình trạng chăn nuôi hay trồng trọt kiểu đại trà này. Thứ nhất, đó là sự bóc lột thiên nhiên, bóc lột “Bà Mẹ Đất” thậm tệ, chỉ vì những lợi ích kinh tế trước mắt. Thứ hai, quan trọng hơn, cách sản xuất đó phá vỡ sự đa dạng sinh học trong một vùng đất rộng lớn, về lâu dài sẽ đưa đến những tác hại ghê gớm cho môi trường.

    Sự phong phú của các nền văn hóa và các ngôn ngữ của loài người trên trái đất này cũng vậy. Vô tình hay cố ý để một nền văn hóa hay một ngôn ngữ chết đi, thì điều đó cũng gây những thiệt hại khôn lường và có khi vô phương cứu vãn cho nền văn minh chung của nhân loại. Sự đa dạng sinh học đóng vai trò quyết định cho mối quân bình sinh thái thế nào, thì sự phong phú của các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau cũng đóng vai trò quyết định cho tiến trình trưởng thành lành mạnh của loài người y như thế.

    Thực lòng tôi cầu chúc văn hóa và ngôn ngữ Chăm không bị rơi vào tình trạng bi đát như người Mãn ở Trung quốc.

  2. Tiếng Chăm còn hay mất là ở ý thức, tình yêu dân tộc của chúng ta, chỉ cần dành khoảng 02 tuần là có thể xoá mù tiếng Chăm. Là người Chăm thì vấn đề học tiếng Chăm dễ như trở bàn tay, có thể học mọi lúc mọi nơi. Nhiều người than rằng không có thời gian để học, theo tôi người Chăm có dư thời gian để học tốt tiếng Chăm nếu như họ muốn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *