Tôi-103. Không tranh với thế gian-01. TIẾNG CHAM

Bạn văn NVN mươi năm trước “chat” có vẻ hơi phiền: “Cham cãi nhau nhiều quá”, ý ở đó có cả Sara. Tôi nói, bạn thấy tôi cãi nhau với Cham ở đâu, là giỏi.

“Chiến trường Akhar thrah”, tôi tự đặt mình ngoài cuộc. Chỉ vì công việc luôn dính đến ngôn ngữ Cham, nên mỗi bận tôi đi ngang qua bãi ấy, thấy có chuyện, tôi dừng chân, nói đôi điều – rồi đi. Tôi gọi đó là “đính chính” hay “minh định”, chứ đồng bào nào thấy tôi cãi tay đôi hay chưởi rủa ai bao giờ.

Hai bạn Cham thế hệ mới, mới đây thư cho tôi: “Kamuen viết Akhar thrah ‘truyền thống’ đó cei”. Nghĩa là không phải chữ Cham theo BBS, mà là: “truyền thống”. Một câu tưởng trúng, ai dè sai nặng.

Continue reading

Câu chuyện Cham-97. NGÔN NGỮ SỐNG

“Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, không cần hô lớn lao hay làm chuyện đại cồ to, mà hãy như anh binh nhì: Đứng tại vị trí của mình, làm đúng nhiệm vụ được hay tự giao, là bạn đã đóng trọn phận sự của một sinh linh Cham rồi” – Inrasara.

*

Di sản Kết nối của The British Council/ Hội đồng Anh, ở đó tôi sắm vai thuần tư vấn văn hóa – có một đề tài cấp thiết nhất chưa thấy ai đăng kí: Ngôn ngữ sống với mục tiêu cụ thể,

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. NGHĨA TRANG CHỮ

“Làng tôi vừa dựng lên một ngọn đồi

làm nghĩa trang chôn xác chữ

ngày mai”

(Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, 2006).

– Thôi, đừng quay gì về anh nữa em à, – tôi nói với Thu biên tập viên đài VTV3 tại TPHCM.

– Nhà thơ, quanh đi quẩn lại mấy thứ vặt vãnh, chán chết.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. ALIH, XALIH, PALIH, MƯLIH…

Có 4 từ quan hệ mật thiết với nhau xung quanh nghĩa “đổi”, “thay”, “biến”…

ALIH: xê, xich, dịch

‘Hư dook alih gah dêh tha xit’: Mi ngồi xê qua bên kia xíu.

‘Alih boh patau nan mai taphia ni’: Dịch hòn đá kia qua sát bên này.

Nghĩa là cũng vật thể đó, thay đổi ở đây là không gian ngắn, hẹp.

XALIH: đổi từ vật này qua vật kia tương đương về giá trị, hay mang nghĩa tượng trưng.

Continue reading

Tôi-37. VÀ TIẾNG & CHỮ CHAM

[học, dạy, thuyết & kỉ niệm độc]

Cái bệnh của thiên hạ là thích làm thầy đời – Mạnh Tử nói.

Ở Hà Nội, một bạn văn khoe “đang dạy” ở Trường Viết văn Nguyễn Du [trường đổi tên từ khuya, cứ réo tên cụ Tiên Điền cho oai]. Tôi đùa, nếu được rủ qua nói chuyện 1-2 buổi mà hô là “dạy” thì tôi cũng từng dạy tại đó, và nhiều trường nữa! Hiểu ý tôi, bạn đánh trống lảng.

Nhà văn xứ Đông Lào ta mặc cảm kiểu cắc cớ ấy, tội!

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. JIƠNG… [& Tôi đọc thơ]

JIƠNG’ có nhiều nghĩa, như “thành, nên, được, ra…”

Jiơng’ có hình vị láy là ‘jiak’ để thành từ mới: ‘jiak jiơng’. Ví dụ ‘Ngak bbang jiak jiơng’: “Ăn nên làm ra”.

Kết hợp với tiền tố PA ta có ‘Pajiơng’ = “làm cho thành, sinh ra”. Ví dụ ‘Pajiơng anưk pajiơng taco’: “Sinh con đẻ cháu”.

Pajiơng’ thêm hình vị láy thành ‘Pajiak pajiơng’: “phù hộ”. Ví dụ: ‘Likau Pô pajiak pajiơng anưk taco’: “Xin Ngài phù hộ con cháu”.

Continue reading

TIẾNG CHAM TINH NGHĨA (Nao, Lihik, Dhit…)

Yêu, có nghĩa là làm – ngay từ đầu tiên cho đến cuối cùng, là thủy chung như nhất. Yêu, có nghĩa là bày ra cái hay cái đẹp của cái hay người mình yêu.

Tôi với tiếng và chữ Cham, là vậy.

Học, tôi “Tự học tiếng Cham”. Dạy, qua soạn Từ điển song ngữ Cham Việt. Lan tỏa, với “Tiếng Cham của bạn”, “Tiếng Cham tinh nghĩa”…

Continue reading

KHÁC BIỆT ĐỂ TỒN TẠI.3- Phụ lục. VỀ THƠ và CHAM

Bản chất con người không thích thay đổi, sợ thay đổi, dị ứng với sự thay đổi. Dù là sự thay đổi đó đã diễn ra từ khá lâu. Lâu đến thành nhàm. Vậy mà cứ cảm thấy lạ, là sợ!

1. Nói về thơ trước

Thuở ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi có bài thơ tiếng Cham đăng báo tường bị các bác dị ứng. Tất cả. Đại thể như vầy (dịch):

Từ đỉnh gió cao

Từ chân biển sóng

Từ núi cả đến sông sâu

Bước chân thanh niên – bước chân của đất

Quê hương ta ‘biển bạc rừng vàng’

Nước đi bỏ đất hoang tàn

Nước về từ những bước chân – nước về…

Loài thơ ấy cũ ơi là cũ, thế mà các bác cho là lạ ghê lắm: Sao Phú Trạm không làm kiểu lục bát như bao người khác đi, phải thay đổi nhịp thơ lạ hoắc?

Mà có khác lạ gì cho cam!

Cham đã vậy, ngay các nhà phê bình chuyên nghiệp Việt cũng chả khác.

PQT tụng ca tận trời Tháp Nắng, đến khi tôi ra tập Hành Hương Em, thì Phó giáo sư-Tiến sĩ này im re. NVN mê mệt Lễ Tẩy trần tháng Tư, rồi khi đọc tập Chuyện 40 Năm Mới Kể & 40 Bài Thơ Tân Hình Thức thì nín. Đụng Ở Nơi Ấy [Thơ thời cuộc] nữa, có nước chạy có cờ. 

Tôi luôn thay đổi, chẳng những phong cách mà cả hệ mĩ học sáng tạo. Thay đổi để tồn tại. Và chỉ làm được như thế, tôi mới là Inrasara.

2. Về ngôn ngữ

Bàn về ngôn ngữ, nhất là Akhar thrah là thứ tôi ngán nhất trần đời. W. Whitman nhà thơ Mỹ thế kỉ XIX nói đại ý, đụng trận thảo luận về ngôn ngữ, ông chạy có cờ. Riêng tôi, vì là Cham, ở thế kẹt, ít nhiều đã dự cuộc.

Về ngôn ngữ, mỗi dân tộc có lối phát âm khác nhau, nên lối viết cũng khác nhau – là chuyện cả thế giới đều làm, đều hiểu, có mỗi Chàm mình là không chịu hiểu.

Ngoài kia, cùng vay mượn tiếng La-tinh, nhưng Pháp, Đức, Anh mỗi nước viết/ nói mỗi khác. “Luân lí học”, Anh: ethics, Pháp: éthique, Đức: ethik.

Và Cham cũng đâu có khác. Ông bà Cham đã thay đổi được, và biết LÀM KHÁC được là GIỎI. Đáng hoan hô lăm lắm! Vậy mà ta cứ không chịu.

Cùng ngữ hệ Nam Đảo, Cham phải khác Malaysia, Raglai là chuyện bình thường ôi là bình thường.

Ví dụ: “Dầu”, Malaysia viết: minhak, Java viết: ménhak, Raglai nói: manhak; vậy các bạn bảo Cham viết theo ai để khỏi mắt lòng đây? Cham viết khác thiện hạ: mưnhưk, có gì là oan?

3. Về tôn giáo mới ớn!

Islam chẳng hạn. Cham phải trải qua ba thế kỉ xung đột với bao nước mắt và chia xé mới thành ra Bini (Cham Awal) đầy sáng tạo. Vậy mà hôm nay không ít người cho là do Cham Bà-ni xa trung tâm nên đã thực hiện sai giáo lí Hồi giáo chính thống!

Có đâu, Cham CỐ Ý sai đó chứ. Sai, để thành ra Cham!

Ấn Độ giáo cũng hệt, Cham Ahiêr chỉ tiếp nhận rất ít từ kinh sách Ấn Độ giáo, sau đó chế biến để thành của riêng mình. Rồi cả hai: Ahiêr lẫn Awal kết hợp với nhau tạo nên thứ tôn giáo vô song: Tôn giáo Ahiêr Awal.

Dĩ nhiên tôn giáo Cham ngày mai sẽ phải thay đổi, nhưng không phải Cham Ahiêr trở lại thành Ấn Độ giáo nguyên bản, và Cham Awal phục nguyên Islam chính thống, mà là mới hơn, tiến bộ và văn minh hơn!   

ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG [chuyện vui Ngôn ngữ]

Đến Orchid Island Taiwan, ngay cổng sân bay là hàng chữ:

“Akokey Kamo yamai do Pongso no Tao”

Tôi quay lại nói với hai phóng viên: Tiếng Cham đó, và họ cho là tôi đùa. Tôi nói: Không đùa đâu.

Sang Bangkok nhận Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, gặp nhà văn Brunei, tôi nói “tiếng Brunei”, và anh này cũng đã ngạc nhiên không ít. Tôi giải thích:

– Tôi thi sĩ Cham từ Việt Nam, hai chúng ta cùng ngữ hệ Nam Đảo, nói-hiểu nhau là chuyện bình thường. Continue reading

Tinh thần Pangdurangga.2- PHÁ CÁCH, TỪ NGÔN NGỮ ĐẾN…

 

Hôm trước, qua “trao đổi”, một bạn FB Cham nói lời xin lỗi về vài hình dung từ hơi quá với tôi – karun! Sau đó vẫn quyết liệt, “về Akhar thrah, cháu sẽ tranh luận với cei tới cùng”. Đó là thái độ đáng quý! Nhưng với ai thì được, riêng Sara – không! Tại sao?

Nói như Lão Tử: Bởi ta không tranh [luận] với thế gian, thế nên thế gian không ai tranh nổi với ta. Có ai thấy tôi tranh luận NHƯ LÀ tranh luận với Cham bao giờ và ở bất kì đâu chưa? NHƯ LÀ tôi từng tranh luận với Việt về văn chương chữ nghĩa? Continue reading