TIẾNG CHAM TINH NGHĨA (Nao, Lihik, Dhit…)

Yêu, có nghĩa là làm – ngay từ đầu tiên cho đến cuối cùng, là thủy chung như nhất. Yêu, có nghĩa là bày ra cái hay cái đẹp của cái hay người mình yêu.

Tôi với tiếng và chữ Cham, là vậy.

Học, tôi “Tự học tiếng Cham”. Dạy, qua soạn Từ điển song ngữ Cham Việt. Lan tỏa, với “Tiếng Cham của bạn”, “Tiếng Cham tinh nghĩa”…

Còn cãi vả nhau về ‘Akhar thrah’ để tỏ ra ta đây hơn người, tôi từ chối làm điều đó. Ấy là tự yêu, chứ không phải “yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”

Hôm qua đọc cái tút của anh Ysa mà chột dạ. Sực nhớ hơn tháng rồi, tôi chưa lan tỏa được gì mới về tiếng mẹ. Thì nay, thử làm thao tác hối lỗi…

“Mất, tiêu, biến…” Cham có mấy từ: ‘lihik’, ‘dhit’, ‘lai’, ‘nao’…

LIHIK. ‘Ngak lihik jiên’: làm mất tiền; ‘jiên lihik’: tiền mất; ‘nao lihik’: đi mất; ‘cei lihik’: chú mất, chữ dùng để chỉ người chú đã chết.

DHIT, chữ khó dịch, là từ để chỉ sự biến mất nhanh.

Padam dhit’: tắt ngúm; ‘nao dhit’: đi mất; ‘mưtai dhit’: chết mất;  ‘lihik dhit’: mất “mất”, ở đây là mất rất nhanh;

LAI, hòa tan, biến mất từ từ.

Tục ngữ ‘Ngak hatai lai jwa’: Làm lẩy thì [từ từ] dẫn tới cô độc.

Palai lihik pajeh uraang’ (Ariya Glang Anak): Làm biến mất từ từ nòi giống người.

NAO, từ này có nhiều biến nghĩa, ở đây không bàn kĩ vì quá nhiều.

Để chỉ sự MẤT, ta có:

Ai nan nao pajơ’: Anh ấy đi [chết] rồi; cùng nghĩa là ‘nao chakleng’: đi Chakleng, ‘nao tom muk tom kei’: về với ông bà…

Riêng nhà vua thì không chết mà ‘nao mưrup’: hóa thân;

Còn ‘nao lihik atau talaang’ và ‘nao mưkah danah’: cùng mang nghĩa đi mất xương cốt, một đi không trở lại.

Tất cả các từ trên đều có thể kết hợp với tiền tố PA để làm thành từ mới:

Pa-lihik’: làm cho biến mất;

Pa-dhit’: làm cho [vết thương, bệnh] biến mất, chữa lành;

Pa-nao’: làm cho chết, từ ghép ‘Pa-nao xwan’: làm cho linh hồn đi; 

Pa-lai’: Làm cho biến mất từ từ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *