MÚA PHỒN THỰC, THẾ LÀ THẾ NÀO?

Một điệu múa cổ xưa còn truyền lưu đến tận hôm nay. Một điệu múa huyền ảo và vui vẻ, trần tục mà linh thánh. Múa lễ ở đời thực đã hay, nghệ sĩ Cham diễn trên VTV1 càng đẹp, không chê vào đâu được. Có mỗi ngôn từ làm sạn phim.

Dịch không phải không cần thiết, tội là ta dịch mà không cần đến văn hóa tra cứu? Hết Múa phồn thực, đến Múa Âm dương – là sao?

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. CHỮ ‘JAWA LAI’ TỪ ĐÂU MÀ RA?

Một tút của tôi có nhắc đến chữ ‘‘Jawa lai’, một bạn còm: “cái gọi Jawa lai rất miệt thị và xúc phạm” – đúng! Bạn khác còm thêm, rằng tôi nói vô bằng chứng, “nói nhảm, a-dua, bầy đàn”. Tôi có trả lời qua, nay xin nói rõ hơn.

Trước tiên, Báo Mang Xoài ở Văn Lâm là Muslim chính hiệu, anh là người bạn rất thân của tôi, thân nhau cho đến anh mất. Bạn khác: Kiều Chí ở Thành Tín mươi năm trước bỏ Bà-ni theo Islam, hai chúng tôi vẫn là bạn. Tôi còn có cả ngàn người thân quen là Cham Muslim ở nhiều vùng miền khác nhau nữa. Không ai gọi họ là ‘Jawa lai’ cả!

Vậy ‘Jawa lai’ là ai?

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa: VÀI ĐÍNH CHÍNH

[về Ngôn từ và Văn hóa]

Tiếng Cham suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó bị dùng sai lệch. Mấy lần tôi đã bàn, nay đưa vài điểm cụ thể.

[1] WAH GE, một điệu trống Ginang là điệu “chèo thuyền” ta hay đọc sai thành ‘hua ge’ (kéo bẫy), do không hiểu từ ‘wah’ là “chèo”.

[2] BIMÔNG: tháp, phải là một cụm 3-4 cái mới gọi là ‘bimông’ (nghĩa đen là: chùm, quày).

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-02. CHỮ CHAM

Akhar thrah’ “chữ Cham phổ thông” ra đời thời Pô Rômê (1627-1651), đến nay phát triển qua 4 giai đoạn:

[1] ‘Akhar thrah’ trên Agal Bac (kinh Cham Ahiêr) có mặt 300 năm + Văn bản hành chính (Tư liệu Hoàng gia và ‘Harak hamu’ các loại…) trên dưới 150 năm + Văn bản ở đời thường (văn chương, lịch sử, phong tục tập quán…)

[2] Tất cả được sưu tập, bàn bạc, chọn lọc, chỉnh sửa để làm ra Từ điển Aymonier-1906.

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-01. TIẾNG CHAM

Bạn văn NVN mươi năm trước “chat” có vẻ hơi phiền: “Cham cãi nhau nhiều quá”, ý ở đó có cả Sara. Tôi nói, bạn thấy tôi cãi nhau với Cham ở đâu, là giỏi.

“Chiến trường Akhar thrah”, tôi tự đặt mình ngoài cuộc. Chỉ vì công việc luôn dính đến ngôn ngữ Cham, nên mỗi bận tôi đi ngang qua bãi ấy, thấy có chuyện, tôi dừng chân, nói đôi điều – rồi đi. Tôi gọi đó là “đính chính” hay “minh định”, chứ đồng bào nào thấy tôi cãi tay đôi hay chưởi rủa ai bao giờ.

Hai bạn Cham thế hệ mới, mới đây thư cho tôi: “Kamuen viết Akhar thrah ‘truyền thống’ đó cei”. Nghĩa là không phải chữ Cham theo BBS, mà là: “truyền thống”. Một câu tưởng trúng, ai dè sai nặng.

Continue reading

Câu chuyện Cham-97. NGÔN NGỮ SỐNG

“Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, không cần hô lớn lao hay làm chuyện đại cồ to, mà hãy như anh binh nhì: Đứng tại vị trí của mình, làm đúng nhiệm vụ được hay tự giao, là bạn đã đóng trọn phận sự của một sinh linh Cham rồi” – Inrasara.

*

Di sản Kết nối của The British Council/ Hội đồng Anh, ở đó tôi sắm vai thuần tư vấn văn hóa – có một đề tài cấp thiết nhất chưa thấy ai đăng kí: Ngôn ngữ sống với mục tiêu cụ thể,

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. NGHĨA TRANG CHỮ

“Làng tôi vừa dựng lên một ngọn đồi

làm nghĩa trang chôn xác chữ

ngày mai”

(Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, 2006).

– Thôi, đừng quay gì về anh nữa em à, – tôi nói với Thu biên tập viên đài VTV3 tại TPHCM.

– Nhà thơ, quanh đi quẩn lại mấy thứ vặt vãnh, chán chết.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. ALIH, XALIH, PALIH, MƯLIH…

Có 4 từ quan hệ mật thiết với nhau xung quanh nghĩa “đổi”, “thay”, “biến”…

ALIH: xê, xich, dịch

‘Hư dook alih gah dêh tha xit’: Mi ngồi xê qua bên kia xíu.

‘Alih boh patau nan mai taphia ni’: Dịch hòn đá kia qua sát bên này.

Nghĩa là cũng vật thể đó, thay đổi ở đây là không gian ngắn, hẹp.

XALIH: đổi từ vật này qua vật kia tương đương về giá trị, hay mang nghĩa tượng trưng.

Continue reading

Tôi-37. VÀ TIẾNG & CHỮ CHAM

[học, dạy, thuyết & kỉ niệm độc]

Cái bệnh của thiên hạ là thích làm thầy đời – Mạnh Tử nói.

Ở Hà Nội, một bạn văn khoe “đang dạy” ở Trường Viết văn Nguyễn Du [trường đổi tên từ khuya, cứ réo tên cụ Tiên Điền cho oai]. Tôi đùa, nếu được rủ qua nói chuyện 1-2 buổi mà hô là “dạy” thì tôi cũng từng dạy tại đó, và nhiều trường nữa! Hiểu ý tôi, bạn đánh trống lảng.

Nhà văn xứ Đông Lào ta mặc cảm kiểu cắc cớ ấy, tội!

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. JIƠNG… [& Tôi đọc thơ]

JIƠNG’ có nhiều nghĩa, như “thành, nên, được, ra…”

Jiơng’ có hình vị láy là ‘jiak’ để thành từ mới: ‘jiak jiơng’. Ví dụ ‘Ngak bbang jiak jiơng’: “Ăn nên làm ra”.

Kết hợp với tiền tố PA ta có ‘Pajiơng’ = “làm cho thành, sinh ra”. Ví dụ ‘Pajiơng anưk pajiơng taco’: “Sinh con đẻ cháu”.

Pajiơng’ thêm hình vị láy thành ‘Pajiak pajiơng’: “phù hộ”. Ví dụ: ‘Likau Pô pajiak pajiơng anưk taco’: “Xin Ngài phù hộ con cháu”.

Continue reading