VỀ CHỮ CẢM ƠN – gửi các bạn Cham [quarrelling about words]

Sáng nay, tôi được bạn trẻ cho biết các bạn Cham lại cãi nhau về chữ nghĩa! Đúng thời điểm tôi vừa dịch đoạn văn trong Kinh Thánh Bible (2 Timothy 2.14). Xin trích:

“Hãy nhắc nhở họ những điều nầy; trước mặt Thượng đế, hãy khuyến cáo họ phải tránh sự tranh cãi về chữ nghĩa, đó là điều vô bổ, chỉ làm tổn hại cho người nghe mà thôi”.

Keep reminding them of these things. Warn them before God against quarrelling about words; it is of no value, and only ruins those who listen.

Pahadar khol nhu dôm kabha ni bek; pak anak Pô Lingik, adan yah khol nhu sang pleh di pakal mưlah chah gah akhar tapuk bek, nan jơh kabha ôh hu hanim, yom ba mai palai lihik ka dôm urang pang min.

Về chữ các bạn cãi nhau tôi thấy KHÔNG CÓ SAI, VÀ CHẲNG CÓ AI NGU ở đây cả. Chỉ TÙY NGHI mà dùng chữ nào thích hợp với hoàn cảnh thôi. Xin lí giải nhẹ nhàng như sau: Continue reading

Adei baic xap Cam Em học tiếng Cham. Phụ lục 11: TRUNG TỐ N

tặng Tùng Long & Thập Văn Sự]

Tôi vừa đọc cuốn “Di tích và Lễ hội của người Chăm Bình Thuận” do Lâm Tấn Bình chủ biên, NXB Tri thức in năm 2016. Nghĩa là đọc sau 2 năm sách ra đời, mình lạc hậu quá rồi là gì!
Đây là công trình kĩ càng, khoa học, rất tiện cho tra cứu. Karun anh chị em rất nhiều về nỗ lực này. Tiếc, nếu ta cẩn thận hơn về CHỮ, công trình sẽ bớt đi những hạt sạn.
Ở đây không phải chỗ để bình luận về một cuốn sách, mà gợi chuyện để… HỌC: 1 chữ thôi, cũng đủ bàn về ngôn ngữ.

Sách viết: BINAK: [cái] đập.
Một chữ mà sai đến 1 rưỡi lỗi chính tả! Tại sao? Continue reading

Minh giải: GIỎI TIẾNG/ CHỮ CHAM ĐỂ LÀM GÌ?

[tặng anh Ysa Cosiem, người tuổi quá lục tuần vẫn còn say sưa học tiếng Cham]

Câu hỏi chả phải đùa tí nào, ngược lại – cực nghiêm trọng. Tại sao?

1. Thử đi vòng xa hơn với câu hỏi: Cham nghiên cứu để làm gì?
Tôi từng phê bình Hội Văn nghệ Dân gian trên vài diễn đàn, rằng các vị tiêu tiền nhân dân vào sưu tầm-nghiên cứu sử thi Tây Nguyên rồi in ra mấy chục cuốn sách dày cộm, xin hỏi chớ sau đó chúng đang ở đâu? Chúng có hiện diện trong tủ sách gia đình các dân tộc Êđê, Churu, Bana… không? Vậy thì sau khi các nghệ nhân khuất núi, làm sao thế hệ đi tới có thể kế thừa di sản kia? Văn hóa trở thành văn hóa chết rồi còn gì! Continue reading