Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 2-2016 (tr. 81-94)
Hằng năm, sau lễ Rija Nưgar (Lễ Xứ Sở) diễn ra vào đầu năm lịch Chăm (tháng 4 Dương lịch), bà con Chăm ở các vùng thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều làm lễ thờ cúng Po Riyak, tức Thần Sóng [Biển]. Lễ thờ cúng Po Riyak là một mảnh văn hóa biển của người Chăm, mảnh rất quan trọng. Bởi non hai thế kỉ rưỡi, dấu ấn của nó chẳng những vẫn còn in đậm trong tâm thức cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng Chăm, mà còn ảnh hưởng đến các cư dân trong khu vực, như qua tục thờ Cá Ông, hay thờ Ông Nam Hải của người Việt miền Trung chẳng hạn.
Po Riyak là ai? Người có lịch sử hay chỉ là nhân vật huyền thoại? Hiện nay cộng đồng Chăm thờ phụng Po Riyak như thế nào? Người Việt nhận ảnh hưởng gì từ nhân vật huyền thoại hóa này?
1. Từ lịch sử đến truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng, Po Riyak tên thật là Jataul Wa (hay Aih Wa), làng Ia Dak, nay thuộc khu vực Ma Lâm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ngài sinh ngày mồng 5, nhằm thứ Ba, tháng Tư lịch Chăm năm con Rồng.(1)
Niên lịch xác định ngài xuất hiện sau triều đại Po Rome (1627-1651), lúc đó Phú Yên thuộc Champa đã mất vào tay Đại Việt. Điều này tương ứng với thực trạng xã hội được kể lại rất khái quát trong truyền thuyết (dalikal) và tụng ca (damnưy) về ngài. Continue reading →