Tồn tại hôm nay. THI SĨ & TIỀN

[đính kèm. Thư cũ cho Jaka, Trỗi & Kinh nghiệm giải khủng hoảng tiền của tôi]

Tôi được Trời ban cùng lúc 4 món: Tinh thần triết học với óc tưởng tượng, thêm: Dù mơ mộng bay bổng vẫn biết bám mảnh đất thực tế. Cũng nên tạ ơn Bà.

Tạm nói về óc thực tế.

Về tiền, tôi có 4 nguyên tắc dụng cho chính tôi, và dạy con từ rất sớm. Năm 1990 tôi còn soạn cả cuốn: Con đường Thành công nữa. Còn chuyện có ai tiếp nhận được tinh thần nó không, và tiếp nhận tới đâu, tùy.

Continue reading

Đạo Cham-1. TRƯỜNG CA ĐI BUÔN & HUYỀN NGHĨA CỦA TỪ LÔG IKAK

[đối chiếu với Ba cuộc hóa thân của Nietzsche, nhập cuộc Trò chơi Jeu du Monde của Heidegger] 

1. Cham có Ariya Nao Ikak: Trường ca Đi buôn. Thế nào là “đi buôn”?

Ikak’ có ba nghĩa: buôn (nao ikak: đi buôn), tạo dựng (ikak kut: tạo dựng Kut), và buộc (ikak kabao: buộc trâu).

Cả “buôn”, “tạo dựng” và “buộc” đều hàm nghĩa trách nhiệm Ta-ở-đó (Da-sein). Trách nhiệm với mình, với gia đình, và với cộng đồng.

Trường ca đi buôn nói lên ý nghĩa một đời người Cham trên mặt đất. ‘Lôg’ đọc là ‘lôôc’: đời;‘ikak’: buôn. ‘Lôg ikak’: trần gian. Đời là một chuyến buôn.

Continue reading

Phụ lục-3. TẠI SAO ÔNG GLANG ANAK KHÔNG VƯỢT BIÊN?

Quần chúng vượt biên, mong cầu tự do;

Lão Tử, A-la-hán vượt biên đi luôn, sau khi giải thoát;

Phật, Bồ-tát vượt biên, quay lại bờ giúp chúng sanh vượt biên;

Glang Anak thuộc thành phần thứ ba.

1. Từ tuổi biết “đi”, tôi lang thang khắp ‘palei’ Cham, tìm chữ và tìm… mình. Nỗi ấy kéo dài 20 năm. Rồi khi đã “trụ vững”, tôi thênh thang nhập cuộc chữ nghĩa đất Sài Gòn, sau đó đi không chừa tỉnh thành nào trên mảnh đất hình chữ S này.

Continue reading

HỌ BẠCH CỦA CHAM TỪ ĐÂU MÀ RA?

Trích tùy bút: Inrasara, “Nhiêu khê “họ” Cham”:

“Nhưng hà cớ Cham lại mang họ Nguyễn, họ Bạch?

Họ Nguyễn, Cham làm quan dưới Triều Nguyễn được nhà này ban phước lành tặng cho cái họ, thì hẳn rồi. Chớ Cham mang họ Bạch thì sao? Thi sĩ Bạch Văn Thanh quê Phan Rang vừa chỉ cho thấy cái bước chân chữ bát bí ẩn của lịch sử.

Lê Văn Duyệt, mà bà con Cham tặng cái biệt hiệu Ông Kadơ (Ông Nân) vừa mất thì triều đình Huế phái ngay người trong đó có quan Bố chánh Bạch Văn Nguyên vào Gia Định kiếm cớ “dẹp loạn”. Kiếm thì thấy. Mười chín tay chân dưới trướng Ông Kadơ bị chém đầu, riêng con nuôi là Lê Văn Khôi bị tống vào ngục chờ ngày chuyển ra Huế báo công. Họ Lê sâu rễ bền gốc tại đất này đâu dễ chịu thua. Phải tính kế lật ngược thế cờ, mà ngọn cờ phải là Lê Văn Khôi – chứ không ai khác.Vừa thoát khỏi lồng, Lê tập hợp binh sĩ, kéo tới trị tội họ Bạch tanh bành.

Continue reading

HỌ BẠCH CỦA CHAM TỪ ĐÂU MÀ RA?

Trích tùy bút: Inrasara, “Nhiêu khê “họ” Cham”:

“Nhưng hà cớ Cham lại mang họ Nguyễn, họ Bạch?

Họ Nguyễn, Cham làm quan dưới Triều Nguyễn được nhà này ban phước lành tặng cho cái họ, thì hẳn rồi. Chớ Cham mang họ Bạch thì sao? Thi sĩ Bạch Văn Thanh quê Phan Rang vừa chỉ cho thấy cái bước chân chữ bát bí ẩn của lịch sử.

Lê Văn Duyệt, mà bà con Cham tặng cái biệt hiệu Ông Kadơ (Ông Nân) vừa mất thì triều đình Huế phái ngay người trong đó có quan Bố chánh Bạch Văn Nguyên vào Gia Định kiếm cớ “dẹp loạn”. Kiếm thì thấy. Mười chín tay chân dưới trướng Ông Kadơ bị chém đầu, riêng con nuôi là Lê Văn Khôi bị tống vào ngục chờ ngày chuyển ra Huế báo công. Họ Lê sâu rễ bền gốc tại đất này đâu dễ chịu thua. Phải tính kế lật ngược thế cờ, mà ngọn cờ phải là Lê Văn Khôi – chứ không ai khác.Vừa thoát khỏi lồng, Lê tập hợp binh sĩ, kéo tới trị tội họ Bạch tanh bành.

Continue reading

Tồn tại hôm nay. CHAM GIÁO DỤC TU SĨ NHƯ THẾ NÀO?-1

[đây là một@những “luận” trọng yếu, từ nghiên cứu và suy niệm chiều sâu]

Cham Ahiêr có 2 lễ trọng đại. Có thể nói tinh túy triết lí Ahiêr nằm cả ở đó, là: Ba Talaang Tamư Kut (Lễ Nhập Kut) & Pôk Tapah [Baic] (Lễ Tôn chức Đạo sĩ).

Nếu Ba Talaang Tamư Kut, trước đó là Đam Cuh (Đám thiêu), là lễ hóa sinh một Cham bình thường (Gahêh) đi vào thế giới anh linh của Tổ tiên, thì Pôk Tapah để hóa sinh ‘pamưjiơng’ một tu sĩ ‘paxeh’ trở thành bậc chân tu ‘tapah’, đi vào cõi Đạo.

Cham tôn Tapah [Baic] khi cấp Paxeh đã qua tuổi lục thập. Lễ kéo dài trong 9 ngày, tập trung ở ngày thứ hai và thứ ba. 4 nghi thức chính, tuần tự:

Continue reading

Hiểu biết để sống sót. BẠN CÓ HIỂU TÔN GIÁO BẠN KHÔNG?-5

[hay: Đặt vấn đề về “giáo chủ” Pô Rômê]

Bạn còm: Có tài liệu nào chứng minh Pô Rômê sáng lập Tôn giáo Ahiêr Awal không? là câu hỏi đáng đặt ra. Cũng như ba năm trước: Làm sao cei Sara cho rằng Pô Rômê là giáo chủ Tôn giáo Ahiêr Awal?

Đòi hỏi chứng cứ cụ thể khoa học thì bất khả. Chỉ có thể “liên văn bản” và “diễn ngôn” từ nhiều nguồn, mới thuyết phục “tín đồ” Ahiêr Awal về đức tin ấy.

Continue reading

Hiểu biết để sống sót. BẠN CÓ HIỂU TÔN GIÁO BẠN KHÔNG?1-2-3

“Tôn giáo Ahiêr Awal là độc nhất vô nhị trên thế giới. Nếu kiến trúc-điêu khắc và Hải sử-Văn hóa Biển là 2 đóng góp lớn nhất của Cham cho Việt Nam, thì chính Tôn giáo Ahiêr Awal là một cống hiến độc đáo của Cham cho nhân loại.”

(Diễn thuyết tại Sàn Art – diễn đàn quốc tế Úc và Đan Mạch, Sài Gòn 2014)

Ở 80 cuộc [bài] THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL, khởi viết 15-2-2017 và kết thúc 10-4-2017, tôi đã đặt toàn bộ vấn đề lên bàn khá rốt ráo rồi, nay chỉ là một ngoảnh nhìn lại.

Continue reading

KUT CAM AHIÊR & LỄ NHẬP KUT

Nếu Bimông, Kalan được dựng lên để thờ thần, hay các vị vua-thần, thì Kut chính là nơi thờ tự con người vô danh Cham, từ cấp Paxêh cho đến tầng lớp trí thức Gahêh hay dân thường Bhaap bini.

Trước thời Pô Klong Girai, người Cham chưa có kut. Tài liệu cũ của Trung Hoa cũng cho biết như thế. Thường thì tro than của người bình dân sau khi làm lễ thiêu, được cho thả trôi xuống dòng nước.

Continue reading