Nói chuyện tiếng Cham: MẶC CẢM… SAI

Có mỗi thứ mặc cảm thôi mà nhiều người cũng mặc cảm sai, tội vậy đó. Chuyện như thế này.
ĐAW là gì?
Nếu tôi dịch “đaw” = “ấm” thì tôi biết dứt khoát nhiều ‘nhà’ Cham sẽ dùng chữ khác để dịch chữ “ấm” của tiếng Việt cho mà xem. Đơn giản, chỉ bởi [vì, tại, do] mặc cảm là chính: lẽ nào tầm như tui đây mà nói tiếng Cham theo… Sara!

Kinh nghiệm từ 36 năm trước, tôi dịch chữ “đwa karun” = “cảm ơn” là chính xác 110%, vậy mà có rất nhiều nhà đã tránh dùng chữ tôi đã dùng, và nói khác [và rất trật]. Mà “karun” có phải là chữ của ông Inrasara đâu mô. Nó thế này nè:
KARUN trong Từ điển Aymonier có 3 nghĩa:
1. fils (unique): con một
2. don: quà tặng, quà biếu
3. faveur: ơn, ân huệ, sự quý mến
khi người ta cho mình một “quà tặng”, mình mang ơn người ấy = đwa karun.
Trước năm 1984, Ban Biên soạn dịch “cảm ơn” = đwa apakal; khi tôi vào làm việc ở Ban, tôi mới nói cho các bác ấy biết rằng, chữ “karun” đã có trong Từ điển Aymonier, các bác chỉ tin 70%; mãi khi thầy Quảng Đại Hồng bảo cha của thầy sinh thời có dùng chữ “đwa karun”, từ đó BBS mới sửa như… Sara!

Còn ĐAW?
Từ điển Moussay có 2 nghĩa: gươm; tên một loài cá.
Từ điển Đại học cũng thế. Cả 2 Từ điển Việt Chăm do tôi biên soạn [chính] cũng chỉ có hai nghĩa kia. Ngay Từ điển Aymonier dù có đến 3 nghĩa: đạo; gươm; tên loài cá nhỏ, vẫn không thấy nghĩa nào là “ấm”. Còn ĐAW có nghĩa “ấm” thì ở tận mục:
C. PAĐAW = tiède (ấm); ia pađaw = eau tiède (nước ấm). Nghĩa là ngữ nghĩa “ấm” của chữ này còn được Cham ở Campuchia [kí hiệu C.] dùng, trong khi ta lại quên. Ở Ninh Thuận thế hệ cha chú cô dì tôi vẫn hay nói: “Pađaw ia mưnei ka rinaih” = [Làm cho] ấm nước để tắm cho trẻ.
Có ai còn mặc cảm mà không xài PAĐAW = ấm, không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *