Thư cho bạn trẻ: Lối nhìn mở

Sài Gòn, 30-5-2009.
Bạn trẻ thân mến!

Chăm quá ít, sống chung đụng trong một không gian chật hẹp, va chạm nhau là điều khó tránh.
Tagei dalah sibơr klah di kaik gơp – Răng với lưỡi làm sao khỏi cắn phải nhau.
Tuy vậy, vài chục năm qua, dù ta đã tản ra làm ăn, buôn bán và làm việc ở nhiều tỉnh thành, nhiều nước khác nhau – ta vẫn vứ va chạm. Tại sao? Continue reading

Sách mới: Panoc amaik bhum pađiak

Phú Đạm
Panoc amaik bhum pađiak
Lời người mẹ đất nắng

Thơ của Phú Đạm, gồm 38 bài thơ tiếng Chăm sáng tác từ năm 2004 tới nay.
Tập thơ in photocopy 50 bản, vừa phát hành vào đầu tháng 5-2009.

“Giọng thơ Phú Đạm mượt mà, ngôn từ chắt lọc, đề tài tập trung vào đời thường nông thôn Chăm hiện đại với bao ưu tư về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Hình ảnh người mẹ, người cha, người em trở đi trở lại; tình bằng hữu, tình hàng xóm láng giềng có mặt xuyên suốt tạo không khí thơ đầm ấm, thân thuộc” – Inrasara.

Hồ sơ Phê bình lập biên bản

(Hồ sơ về 3 loại phê bình lập biên bản của Inrasara: Bàn tròn văn chương, Biên bản lập chậm Phê bình [như là] lập biên bản).

“Phê bình lập biên bản”, Đặng Thân đùa rằng chỉ riêng cụm từ này thôi cũng đủ tư cách đưa Inrasara vào văn học sử… Việt Nam rồi! Ngược lại, một vị phó giáo sư đã có đến hai bài báo dài chê trách và phê phán nó. Bài viết này cần được xem như một cung cấp tư liêu, bên cạnh vài “giải bày nỗi niềm” cần thiết. Như thể một thanh lí sổ sách về một mảnh đời đã qua. Continue reading

Trần Can: Văn 17 – Những trái tim yêu…

(Nhà thơ Inrasara, Kiến trúc sư Kazik và bác nông dân Lê Văn Chỉnh. Một người Chăm, một người Ba Lan và một người Việt. Họ đều yêu văn hoá Chăm say mê đến quên mình. Bởi lẽ, họ yêu Chăm bằng cả trái tim. Đó là những trái tim yêu…)

1/ Không thể không nhắc đến Inrasara, một trái tim “cực Chăm” và tình yêu say đắm dân tộc mình đã làm lay động bao người. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 15. Đặng thân

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Đặng Thân khởi đầu thơ phụ âm Việt.

Ngạc nhiên là khởi đầu của suy tư triết học.
Ngạc nhiên và đặt câu hỏi, nhà tư tưởng đẩy đến tận cùng vấn đề cần truy vấn. Còn ai suy tư cái đã được suy tư? Heidegger đã đặt câu hỏi về Tính thể (Sein, Être, Being) như thế. Chuyện ai cũng tưởng đã biết rồi và, ai cũng có thể nói được, góp lời được, nhưng chưa ai suy tư lại. Tại đó, khởi đầu triết học Heidegger(1). Continue reading

Ra mắt Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ

Nhân dịp Ra mắt Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ
Inrasara, Tuyển tập Tagalau và website Inrasara.com kính chúc quý Ban, anh chị em thanh niên và bà con Bhum Kawei Palei Ram mọi điều tốt lành.
Hi vọng đây là tiền đề tốt đẹp gợi ý cho các tổ chức palei Cham khác tiếp bước, như là một cách để người đồng quê cùng gặp mặt trao đổi, hiểu biết lẫn nhau và lưu giữ truyền thống đặc thù địa phương và văn hóa dân tộc.
Kính chúc Lễ Ra mắt thành công.

Inrasara.

*
PHỤ LỤC

San Jose: Ngày 9 Tháng 5 Năm 2009

THƯ MỜI

Kính gởi: Ông/bà Inrasara
– Nhà Thơ & Nghiên cứu văn hóa Cham
– Chủ biên Tập San Tagalau

Chúng tôi trân trọng kính mời quí ông, bà vui lòng bỏ chút thời gian quí báu để cùng đến tham dự buổi ra mắt “Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ” tại:
Địa điểm: Hội Trường Mili Group, Inc
2272 Quimby Road
San Jose, Ca 95122
U.S.A
Thời gian: Vào lúc 2:00 giờ chiều Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009
Nội dung: Ra mắt Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ.

Trong dip này, chúng tôi sẽ chiếu Slide Show về những hình ảnh và thành quả đóng góp, xây dựng vẽ đẹp và giúp đở Palei Pla trong những năm vừa qua.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ có những tiếc mục trình diễn Văn nghệ, những vũ khúc đặc sắc mang âm hưởng Palei Pla bởi cựu đạo diễn múa đến từ Palei Ram cũng như ngón đàn Piano và Guitar điêu luyện bởi Qua Anh Toàn và Kiều Quang.
Ngoài ra, Ban sẽ có buổi cơm thân mặt đến quí đồng hương.

Sự hiện diện của ông bà là niềm vinh dự, và khích lệ lớn lao cho Ban tổ chức cũng như nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ của đồng hương chúng ta ở xứ người.

Trân trọng,
T.M Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ,
Trưởng Ban,
Sarif Chau

Inrasara “ít” tham dự hội hè, tại sao?

Sài Gòn, 19-5-2009
Các bạn trẻ thân mến

Thật lòng, tôi rất cám ơn các bạn và các bác về mỗi dịp lễ là mỗi nhận được thư mời. Chứng tỏ các bạn chưa bao giờ bỏ quên tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng vì điều đó. Về phía tôi, mỗi cuộc như thế dù vắng mặt, tôi cũng có vài mòn quà mọn: ít tiền, sách riêng hay sách do tôi chủ biên (kì này tôi tặng cho các bạn 30 cuốn Tuyển thơ Chăm hiện đại).

Tôi hiếm tham dự Rija Nưgar, Katê,… tại Sài Gòn, đúng lắm. 18 năm làm dân thành phố, tôi dự các tổ chức của anh chị em đúng 3 lần. Qua vài đời Chủ tịch Hội hay Trưởng Ban khác nhau. Dù khi tôi còn vô danh tiểu tốt hay lúc đã có chút danh tiếng còm. Điều đó nói lên cá tính, bên cạnh là sinh hoạt nghề nghiệp đặc thù. Ngay cả Jaka có mấy chục tổ chức các loại và các nơi, tôi còn chưa dự lần nào mà!
Tôi tạm gọi đó là cô đơn nhà văn(1). Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-02

VỀ THƠ THẾ SỰ CHĂM
Xin trích đoan để kính tặng các bác Cham drei khoái mấy màn tố cáo nhau mấy năm qua.


Dòng thơ thế sự bắt đầu với Ariya Glơng Anak xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, khi đoàn quân hùng mạnh của Tây Sơn vượt qua đất nhỏ hẹp của vương quốc Champa để thanh toán nốt ổ kháng chiến cuối cùng của quân nhà Nguyễn; phát triển mạnh trong và sau biến cố Lê Văn Khôi – biến cố có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ cơ cấu xã hội Chăm; và nở rộ vào cuối thế kỉ XIX – thời xã hội Chăm từng bước đi vào ổn định, dân tộc Chăm chấp nhận và tự thích ứng với một định phận mới.
Đây là dòng văn học phát triển phong phú và đa dạng hơn cả; dù việc sưu tầm – nghiên cứu văn học Chăm chưa được xúc tiến mạnh, nên khó ước lượng số tác phẩm thuộc dòng thế sự sáng tác vào giai đoạn này. Đến nay, người viết chỉ thu thập được mười bốn đầu sách (với các dị bản khác nhau), tạm thời được phân thành ba dòng như sau Continue reading