Van chương & Tư tưởng II-05

Trong khí hậu tinh thần văn chương Việt Nam đương thời, khi đại bộ phận nhà thơ quẩn quanh vùng bản năng với sáng tác phi lí thuyết, thì việc đề cập đến các chủ nghĩa là cần; khi đa số phê bình mãi dừng lại ở phê bình ấn tượng đầy cảm tính, thì phần việc của phê bình lập biên bản là kéo nhận định đến sát thực với văn bản để đảm bảo tính khoa học hơn; khi số đông còn quan niệm tác giả – tác phẩm xuất hiện chính thống mới là văn chương, thì nhấn vào văn chương và nhà văn ngoại biên là nhằm đánh tan định kiến và mặc cảm tệ hại, qua đó mọi hình thức và trào lưu văn chương đề huề có mặt; khi văn học còn vướng kẹt, tù túng trong hệ mĩ học cũ, thì sự phá cách [và phá phách] phải được xiển dương trước nhất; và khi sự phá phách có nguy cơ dẫn đến hư vô chủ nghĩa, thì tinh thần hậu hiện đại đòi hỏi trách nhiệm công dân, tại đó tính thời sự trong sáng tác hậu hiện đại là một; cuối cùng khi những đầu óc bảo thủ còn nghi ngại sự mất gốc lai căn của hậu hiện đại, thì việc nêu bật những nét tương đồng giữa tính hậu hiện đại và truyền thống Việt Nam không phải là không cần thiết.
Tất cả chúng đều là phương tiện thiện xảo, như thể một quá độ thiết yếu

Ngọc Ánh: Inrasara: Người canh chòi trên cánh đồng ngôn ngữ Chăm

Có một chàng sinh viên người Chăm bỗng “trở chứng” quyết tâm rời bỏ giảng đường Đại học khi mới học xong năm thứ nhất để hồi hương về vùng đất xương rồng, cát trắng Ninh Thuận. “Chàng ngông” ấy lang thang đi cày thuê, câu cá và rong ruổi trên khắp ngõ hẻm quê hương để sưu tầm những thứ được coi là “cổ lỗ sỹ” của dân tộc mình. Rồi “ngông” đột ngột xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam và liên tục gặt hái được những giải thưởng danh giá trong và ngoài nước Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-04

Muốn đặt câu hỏi thơ là gì, chúng ta cần đặt câu hỏi ngôn ngữ là gì? Câu hỏi ngôn ngữ là gì cũng phải được đặt lại trên nền tảng câu hỏi khác: thế nào là thể tính con người? Và con người cư lưu như thế nào trên mặt đất này? Hay có thể kéo câu hỏi xuống tầm thấp đầy hàm hồ và quen thuộc hơn nữa: Đâu là ý nghĩa cuộc đời? Continue reading

Hy vọng vào những con người dám trả giá đời mình cho con đường mù mờ của sáng tạo

Thu Huyền thực hiện

Năm 2008 là năm Hội nhà văn tổ chức rất nhiều hội nghị về công tác lý luận nhằm mục đích đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong sáng tác nhưng lại có vẻ hơi ít những tác phẩm được đánh giá cao. Không có tác phẩm nào gây ồn ào, cũng không thực sự có nhiều cuốn sách hay. Dưới con mắt của anh, anh có bi quan trước tình hình sáng tác hiện nay không?
Inrasara: Trước hết ta cần xác định rõ thế đứng khi đánh giá văn học Việt Nam. Continue reading

Nỗi phiền toái của so sánh

Sài Gòn, 30-5-2009.
Bạn trẻ thân mến!

Nhận định, không thể không so sánh. Khi ta nói anh kia tốt hay giỏi hơn thì dứt khoát ở đó có sự so đo với một/ một vài đối tượng khác: chị kia xấu hay kém hơn.
Các cuộc thi tài, thi sắc đẹp thì miễn bàn rồi. Bạn dự cuộc có thắng thua thì bạn chịu chấp nhận sự phán xét của ban giám khảo và khán giả. Trách chăng, nếu Ban giám khảo thiếu công tâm gây lệch kết quả cuộc đua. Trong nhà trường, lối chấm điểm học sinh hôm nay ít nhiều cũng mang tính so sánh. Qua đó vô tình ta nhen nhóm tính đố kị hay ghen ghét nơi trí não, tâm hồn ngây thơ của các em nhỏ. Continue reading

Living in reverse

Translated by Phan Khế

I live in a town where all things go in
reverse. The bushes grow reversely,
shrink smaller back into seeds, and roll back
into the past-life seeds. The river flows

reversely, very swiftly. My friends,
my nephews and nieces, my siblings, and
my parents walk reversely, and
steadily become smaller, younger. Continue reading

Chân dung Cát & Câu chuyện ngoài lề

1.
Con đường vô tận là tên tiểu thuyết sử thi theo lối cổ điển tôi ý định bao quát xã hội Chăm từ 1832-1990, khởi viết từ năm 1988, dự định kéo dài 9 tập khoảng 1500 trang. Nhưng sau 2 tập, bận quán tạp hóa, tôi đã bỏ dở. Tôi có đưa bản thảo cho mươi người Chăm đọc và rất được các bác/ bạn khuyến khích. Đến năm 2000, trong thời gian xây nhà làm Công ty Inrahani, tôi mang bản thảo cũ ra đọc lại, thấy ẹ quá. Continue reading