Văn chương & Tư tưởng III-68

Tôi không thể nhớ lại những năm ấy mà không cảm thấy kinh hãi, ghê tởm và đau lòng. Tôi đã từng giết người trên chiến trường, từng thách gọi đấu súng để giết, từng thua bạc, ăn tiêu biết bao công sức của những người nông nô, trừng phạt họ, tà dâm, lừa đảo. Rồi nói dối, ăn cắp, dâm ô theo mọi cách, nát rượu, bạo hành, giết người… Không có tội ác nào mà tôi đã không mắc phải…
Vào thời kỳ ấy tôi bắt đầu viết vì hám danh, hám lợi, kiêu căng Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Từ láy

Từ láy là từ có hai hay bốn tiếng (hình vị), tiếng “láy” lặp lại tiếng chính. Nó lặp lại hoàn toàn hay chỉ lặp lại một phần.

1. Láy
– 2 tiếng: praung prơng (to tát); kahrii kahria (tính toán)
– 4 tiếng: trun trun tagok tagok (lên lên xuống xuống); nau nau mai mai (đi đi lại lại)

2. Láy
– Láy bằng cách lặp lại hoàn toàn: Bhong bhong (đo đỏ); xamơr xamơr ( nhanh nhanh)
– Láy một phần: rami ramik (dọn dẹp); uk damuk (háo hức) Continue reading

Dư luận mới về Phê bình của Inrasara

Ngòi bút phê bình Inrasara bước đầu đi vào những biến chuyển của cảm hứng và lối viết trong sáng tác trong nước đương đại, với con mắt của người trong cuộc. Ông tập trung phân tích những kỹ thuật sáng tác hậu hiện đại, xem đó như phương tiện thích hợp biểu hiện cảm quan nghệ thuật trong sắc thái mới mẻ.
Trần Vũ, Giới thiệu Chân dung Cát.

*
Song thoại với cái mới đặt ra vấn đề “giải tần trung tâm văn học” – một vấn đề còn mới mẻ trên thế giới chứ không chỉ riêng trong nước.
Inrasara còn được dư luận quan tâm đến như một trong những nhà phê bình đương đại xuất sắc Continue reading

Phan Thị Vàng Anh, an cư trên mặt đất như là ở nhà

Tạp chí Tia Sáng, 5-3-2011

Vật dụng thuộc sở hữu của ta, chúng có đó xung quanh ta, ngày qua ngày. Chúng là vật cận tay. Là đồ vật phục vụ ích dụng cuộc sống thực tế của ta. Không là gì khác. Khi chúng thuộc về ta, ta dùng. Khi chúng chưa thuộc về ta, nhưng ta muốn chúng, ta tìm mọi cách chiếm được chúng, mang về, dùng. Chiếm hữu để dùng. Dùng nhiều hơn nữa. Tận dụng tối đa công dụng của chúng. Rồi thôi. Chúng chỉ là vật cận tay, và không là gì khác. Không là gì hơn nữa. Vật dụng, từ nhỏ bé, trơ lì, ít giá trị như cái ghế hay bình hoa đến cái to hơn, có giá trị lớn hơn và có vẻ sinh động như vườn cây, ngôi nhà… ta quan tâm đến chúng, khi chúng còn ích dụng. Ta chỉ quan tâm tới chúng, khi chúng còn làm cho ta mở mặt mở mày với kẻ xung quanh. Ta đồng hóa ta với chúng Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-75

Phân biệt sự lớn/ bé, cao/ thấp của nhà thơ là ở cái tầm. Tầm vóc đặt nền tảng trên một số yếu tố nhất định.
Dung lượng tác phẩm: không thể có nhà văn vĩ đại chỉ với một đầu sách. Có, nhưng rất ít. W. Whitman chẳng hạn. Nhưng ông này dồn cả đời cho Leaves of Grass, mỗi sáng tác mới chỉ là mỗi thêm vào, chứ không ý định làm tăng thêm đầu sách.
Khả năng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc: dù muốn hay không, tác phẩm văn học như một bức tranh xã hội của thời đại. Bạn phải thiết lập ngôn ngữ mới để đáp ứng nhu cầu phản ánh hoàn cảnh khách quan và biểu hiện tâm tình con người thời đại Continue reading

Câu chuyện sau cùng của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Như đã trình bày trong các bài viết trước của Lm. Nguyễn Trường Thăng, sự việc Cha có mặt và chứng kiến cuộc khai quật bất đắc dĩ một phần kinh thành Shimhapura của Champa xưa giống như một cơ duyên. Từ nhiều hiện vật thu thập được, cho đến rất nhiều những viên gạch đầu ngói ống, Cha Thăng đã hình dung ra một kinh đô cổ, với những đền Tháp, thành quách, nhà cửa mang lối kiến trúc ảnh hưởng cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa nhưng vẫn đậm nét Chăm.

Nền văn minh cổ Champa đã làm Cha Thăng yêu thích, và Cha đã phác họa kinh thành Shimhapura theo trí tưởng tượng của mình như thế này Continue reading

Xung quanh tác phẩm Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú

Inrasara
Xung quanh tác phẩm Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú

Tác phẩm khảo cứu lịch sử Có 500 năm như thế của tác giả Hồ Trung Tú vừa ra đời, tạo được dư luận đáng kể. Trước tiên là phải kể đến các nhận định của Inrasara. Phản ứng về các nhận định này, có vài dư luận ngoài lề cho là tôi quá khen; bên cạnh cũng có ý kiến bảo tôi chê tác phẩm. Thế là thế nào?
Về Có 500 năm như thế, tôi rất nhất quán trong cả ba lần nhận định. Lần đầu khi viết Giới thiệu tác phẩm vào tháng 6-2009. Bài này không được in đầy đủ, mà chỉ trích đoạn in ở bìa bốn, như là cách PR cho tác phẩm của nhà xuất bản. Để bán sách Continue reading

Thông tin chung

1. Về Hội thảo Minh triết Chăm
Đến nay chúng tôi đã nhận được 3 tham luận và 36 người đăng kí tham dự. Danh sách kết thúc vào ngày 15-3. Chúng tôi sẽ chuyển hết đến địa chỉ Trung tâm Minh triết Việt Nam.
Về tham luận, Trung tâm đang chờ bài mới từ các đại biểu.

2. Thông tin vui:
Tagalau 12 vừa nhận thêm 1 triệu đồng tiền ủng hộ từ Mạnh thường quân Continue reading

Uông Thái Biểu: Inrasara, từ hành trình khám phá ‘năng lượng văn hóa Chăm’ đến thi sĩ cách tân

1. Inrasara – Những mảng rời kí ức…
Inrasara, “là gã nông phu mắc nợ văn chương, chàng thi sĩ mang khối óc học thuật, người nâng niu và sống hết mình với văn hóa dân tộc Chăm”, một bạn viết đã khái quát về anh như thế. Đó là điều mà chúng ta sẽ bàn trong câu chuyện tiếp theo của cuộc tao ngộ này. Còn bây giờ, tôi thích được tiếp cận với những mảnh ký ức trong đời sống một gã đàn ông Chăm là anh. Hãy chắp nối rời rạc một vài mảnh ghép quá khứ mà anh ám ảnh…


* Sara tại nhà một họa sĩ ở Tây Ninh, trên bàn là tượng Linga (đứng) và Người nữ (nằm) bằng đất dung, do nghệ nhân vô danh Bàu Trúc tạc 2010.

Năm 1978, Inrasara – chàng sinh viên năm thứ nhất khoa Anh – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh bỏ học giữa chừng, tưởng là để đi đâu làm gì, hóa ra là tất tả về quê nhà ở làng Chakleng – Ninh Thuận tiếp tục nghề cày ruộng Continue reading