Ghi chép tháng 3-2011: Phạm Công Thiện mất – Sóng thần Nhật Bản

Quá nhiều sự cố và sự kiện trong tháng.
Tối khách người Nhật về quê tặng quà cho chị em phụ nữ Caklaing, thì chính hôm đó xảy ra động đất và sóng thần ập đến gây thảm họa cho Nhật Bản. Nhân dân Libya chuẩn bị hứng bom đạn. Đó cũng là ngày Phạm Công Thiện mất…

1. Khách người Nhật thái độ bình tĩnh lạ thường. Con gái ông phone nhắn bố đừng về, bởi nhà đã hư hại nặng. Về thì không có gì để ăn cả. Bố ở lại Việt Nam đi, khi nào ổn định tính sau.
Ông 70 tuổi rồi.

* Cùng tiến sĩ DT Mỹ Hạnh… tại Bảo tàng Tre – Bình Dương – Photo Mỹ Hạnh.

Nhưng ông vẫn cứ ở lại, bình tĩnh giải quyết công việc, như chẳng có gì xảy ra Continue reading

Mỗi kì một chân dung 28: Nguyễn Hoàng Nam

Nguyễn Hoàng Nam thuộc lớp nhà thơ khơi mào sáng tác hậu hiện đại Việt. Tài hoa và chịu chơi rất mực. Không bao giờ dừng lại khi đã xài cạn thủ pháp học được/ nghĩ ra được.
Mỗi/ mỗi vài bài thơ là một bước chuyển. Từ “Baggage y2k”, đến “Một bàn chưn”, từ “Niết bàn hành” cho đến “Nắng Chia Nửa Bãi Chiều Rồi”… người đọc luôn nhận ra sự khác biệt đầy khám phá.

Thường thì tít của một bài thơ có thể thay đổi mà không/ ít ảnh hưởng tới nội dung thơ. Ở đây ngược lại, nó làm một với bài thơ, không thể khác. Đọc cái tít bài thơ “Nắng chia nửa bãi chiều rồi”, người ta không thể không liên tưởng đến bài thơ “Ngậm ngùi” của Huy Cận. Nguyễn Hoàng Nam buộc độc giả luôn đọc thơ anh trong thế đối chiếu với văn bản của Huy Cận mà họ từng biết trước đó Continue reading

Inrasara: Sống như là tạ ơn

Inrasara: Sống như là tạ ơn
hay Làm thế nào tiếp bước truyền thống văn hóa cám ơn?

Sống, có nghĩa là tạ ơn – ơn ngãi đầy tràn
Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất
Tạ ơn làm cho ta lớn lên…

(Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)


* Anh Cao Nguyên Lợi nói lời cám ơn, khi hành hương về miền đất Panduranga Katê 2009 – Photo Jaka.

1. Hiện nay, trong sinh hoạt ngày thường, Chăm ít có thói quen “xin lỗi” với “cám ơn”. Dù ở đó ta đã gây ra cả khối lỗi [và tội], cũng đã làm được không biết bao nhiêu là điều sáng giá đáng mang ơn, nhưng tuyệt ta đã không biết cám ơn, xin lỗi. Không biết, không quen dùng hai từ này đến nỗi ta quên nó luôn. Việc ta phản bác nhau “cám ơn tiếng Chăm là gì?” cũng là một cách…
Không phải tổ tiên ta không biết xin lỗi (ơmpun) hay cám ơn (đwa karun Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-71

Tại sao cứ nảy nòi cái so sánh? Sao phải cứ so sánh bạn với ai khác? Chúng ta bị nhồi nhét sự thể so đo so sánh này ngay từ bé thơ. Khi bạn tuyệt không còn so sánh, nghĩa là vong bặt ý tưởng hay đối điểm, không còn động cơ phân biệt nhị nguyên, khi bạn thôi còn chiến đấu để đạt đến cái gì khác bạn – điều gì sẽ xảy đến nơi tâm thức bạn? Tâm thức bạn ngưng hẳn việc tạo ra đối điểm sẽ trở nên mẫn tiệp hơn, nhạy cảm hơn, và vì hết còn bao cuộc chiến đấu phá nát sự đam mê – sự đam mê như là thần lực – tâm thức bạn đạt đến khả tính của sự đam mê bao la mà thiếu nó bạn sẽ chẳng làm gì ra hồn Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Các biến âm trong âm chính

Thuộc hệ thống ngôn ngữ Mã Lai – Đa đảo, nhưng tiếng Chăm có sự cải tiến quyết liệt, đi xa nguồn cội của nó. Khác cả Malaysia, Indonesia… khác cả Raglai, Giarai… Ở đó, sự biến âm trong âm chính là một trong những cách quan trọng. Chính vì lí do đó, ông bà Chăm đã đẻ ra thêm 4 chữ cái nữa vào bộ chữ cái đã có để tiện ích cho biến âm này.
Hệ thống chữ cái vay mượn chữ Sanscrit có
Ka – Kha – Ga – Gha – Nga

thành
Ka – Kha – Ga – Gha – Ngưk – Nga

Chăm đã thêm NGƯK vào hàng đầu tiên, và thêm vào các hàng sau là: NHƯK, NƯK, MƯK
Hiện tượng này xảy ra ít nhất một thế kỉ rưỡi trước Continue reading

Người Chăm có thông minh không? – Thông minh & Sáng tạo1: Chăm có cần thiết phải rành văn hóa dân tộc không?

1. Năm 15 tuổi, tôi đã dạy chữ Chăm cho vài bạn học. 18 tuổi mở lớp dạy chữ Chăm cho gần 70 anh chị em Chăm đủ lứa tuổi. Rồi làm thơ, sáng tác trường ca tiếng Chăm. Đến khi vào Sài Gòn, gần như tôi đã có trong tay hầu hết văn bản văn học và hoàn thành đề cương chi tiết cho bộ Văn học Chăm… Đó là chưa nói các tri thức ngoài Chăm mà tôi thu lượm được. Từ Nietzsche, Heidegger… cho đến Kinh Phật, Kinh Dịch, Dostoievski, Gide…
Mình cảm thấy mình hơn người, mình sanh tâm kiêu ngạo. Kiêu, ngấm ngầm kiêu.
Khờ khạo vậy đó!

* Cơ hội của ta, cơ hội cho cháu con... – Photo Chế Mỹ Lan.

Tôi xem thường Chăm nào không biết chữ Chăm Continue reading

Kiều Dung: Hôn nhân dị chủng, làm sao để không bị đồng hóa?

(bài viết ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

Để gìn giữ ilimo, chúng ta gồng gánh biết bao trách nhiệm lớn lao, tuy nhiên, nhiều nét đẹp ilimo thiết thực vẫn đang bị lãng quên. Chúng ta đã làm nhiều việc thiết thực nhưng ít quan tâm đến khả năng bị đồng hoá (ĐH) qua hôn nhân do vấp phải chuyện đời tư. Theo tôi, con đường bị ĐH qua hôn nhân mới đáng lo ngại nhất, không những gây ra sự sao lãng về tinh thần của thế hệ hiện tại mà còn làm lai căng, pha loãng dòng máu dẫn đến tình trạng hậu duệ các thế hệ người lai chối bỏ nguồn gốc là Chăm, vứt bỏ cộng đồng Chăm để hoà vào cộng đồng khác “giàu có” hơn Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 05

Tính thể là sự canh giữ mà, trong chân lí của nó, canh giữ con người trong bản thể xuất tính của con người, sao cho sự canh giữ đó an lưu xuất tính trong ngôn ngữ. Như thế, ngôn ngữ là ngôi nhà của Tính thể đồng thời là chốn cư trú của bản thể con người.
Chỉ vì ngôn ngữ là nơi an trú của bản thể con người, cho nên nhân loại lịch sử và con người nói chung không có nơi an cư trong ngôn ngữ của họ. Và với họ, ngôn ngữ trở thành nơi trú ẩn cho những bận tâm tạp nham vụn vặt Continue reading