Người Chăm có thông minh không? – Chuẩn bị cho thảo luận: Thế nào là thông minh 3

Người Chăm có thông minh không?

Thử nhìn xa hơn, về phía sau khoảng trống của lịch sử, biết đâu nó giúp soi sáng phía tối của vấn đề.

1. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, Champa rã tan. Twơn Phauw, sau đó là Thak Wa đã tập hợp chưa đầy ngàn “cây nỏ” từ vài dân tộc khác nhau, quyết chiến với quân nhà Nguyễn thiện chiến với đầy đủ súng ống mua từ châu Âu. Trứng chọi với đá, hậu quả và hệ quả thế nào thì ai cũng biết rồi.
Để làm gì? – Chỉ với mục đích là cứu vãn danh dự!
Mưyah jơl nưgar halei, min drei nhu kađa
Dù mình có thất bại nhưng họ nể trọng mình
. Continue reading

Người Chăm có thông minh không? – Chuẩn bị cho thảo luận: Thế nào là thông minh 2


* Kiếm Carit, Photo Vũ Kim Lộc.

Người Chăm có thông minh không?
Câu hỏi đặt ra không phải để trả lời có hay không, mà đây là câu hỏi mở chờ đợi những luận giải… thông minh từ nhiều hướng.
Để đi vào thảo luận Thế nào là thông minh?, mời bạn đọc qua đoạn văn:

“Triết học Ấn Độ minh định rõ bốn cứu cánh hay mục đích đời người. Cứu cánh đầu tiên: Artha nghĩa là đại diện cho, thay thế cho, vì, nhằm vào, “là những sở hữu vật chất… để chu toàn những nghĩa vụ cuộc sống”. Bạn bị ném vào đời, hoàn toàn không do chọn lựa của bạn. Không ai hỏi ý kiến bạn trước: Nơi chốn và ngày tháng năm sinh. Bất ngờ có đó, không thể chối bỏ, bạn học cách chấp nhận nó. Bạn cần bảo toàn sự có mặt ấy, bằng thấu hiểu đối tượng bạn theo đuổi, phương tiên đạt đến nó nhằm thỏa mãn nhu cầu căn bản của cuộc sống bạn. Không thể khác. Kinh tế, chính trị, tòa án, công sở nằm ở khu vực này Continue reading

Nhân vật con thỏ, hiện thân của trí thông minh trong truyện cổ Chăm

Jaya Bahasa kể
(để cổ động loạt bài: Người Chăm có thông minh không?)

Trong nhóm truyện về các con vật hoang dã thường xuất hiện môtíp “mẹo lừa” với mật độ cao. “Mẹo lừa” hấp dẫn người đọc ở sự thông minh, giỏi ứng đối của các con vật trong mọi tình huống hơn là hậu quả của hành vi lừa gạt xét về mặt đạo đức. Mẹo lừa còn là vũ trí để con người hay những con vật nhỏ bé chống lại sự đe doạ của thiên nhiên và những con vật to lớn, hung dữ để tồn tại. Mẹo lừa là một hình thức “tập khôn” của người xưa, là mơ ước của con người trong thời kỳ mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh đều bí ẩn và đáng sợ. “Tập khôn” để tồn tại thì dù với hình thức nào cũng đáng được ngợi ca và trân trọng Continue reading

Những người tôn vinh Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

Inrasara: Những người tôn vinh…
báo Lao Động, 26-3-2011


* Ivo Vasiliev & Inrasara tại Ks Rex, Photo Lý Đợi.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ tư vừa được trao tặng cho sáu vị học giả, dịch giả và nhà giáo dục có cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực hoạt động của mình vào tối 24-3 tại khách sạn Rex, TP Hồ Chí Minh.
Đó là giáo sư Hoàng Tụy (lĩnh vực giáo dục); nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình người Mỹ – Kevin Bowen và nhà dân tộc học người Czech – Ivo Vasiliev (lĩnh vực Việt Nam học); nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-72


Đời sống tự nó không có ý nghĩa. Đời sống là một cơ hội để sáng tạo ý nghĩa. Ý nghĩa không phải được khám phá ra: nó phải được sáng tạo. Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa chỉ nếu sáng tạo nó…

Hàng triệu người đang sống những cuộc đời không ý nghĩa bởi vì chính cái ý tưởng hoàn toàn ngu ngốc này cho rằng ý nghĩa phải được khám phá ra. Như là nó đã ở đó rồi. Tất cả cái bạn cần là chỉ kéo tấm màn che, và nắm lấy! Ý nghĩa đang ở đây. Nó không giống như thế…Và thật là tốt khi ý nghĩa không nằm ở đó nơi nào đó, nói khác đi một người sẽ có thể khám phá ra nó – lúc đó có gì là nhu cầu cho mỗi người khác khám phá ra nó?”

Osho, Creativity, Đặng Hữu Phúc dịch

 

 

Người Chăm có thông minh không? Chuẩn bị cho thảo luận: Thế nào là thông minh 1

III
Người Chăm có thông minh không?
Chuẩn bị cho thảo luận: Thế nào là thông minh 1.


Người Chăm có thông minh không?
Câu hỏi đặt ra đã nhận được nhiều phản hồi. Có phản hồi rất thông minh, có phản hồi thông minh vừa vừa, cũng có phản hồi có vẻ chưa thông minh, nhưng cần thiết. Rồi phản hồi đáp ứng lại phản hồi trước đó. Inrasara.com cám ơn bạn đọc về những phản hồi nhanh nhạy và nhiệt tình trên.

 
Người Chăm có thông minh không?
Câu hỏi chung chung như thế dễ đưa người đọc rơi vào cái bẫy. Nếu ta khẳng định Chăm không thông minh, sẽ có người bảo không thông minh làm sao xây dựng được bao nhiêu ngọn tháp kì vĩ kia? Còn nếu bảo thông minh, chắc chắn có kẻ vặn lại: thông minh thì tại sao để cho mất nước Continue reading

Nguyễn Thế Thanh: Văn hoá diễn văn và diễn từ

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ tư vừa được trao tặng cho sáu vị học giả, dịch giả và nhà giáo dục có cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực hoạt động của mình vào tối 24-3 tại khách sạn Rex, TP Hồ Chí Minh.
Đó là giáo sư Hoàng Tụy (lĩnh vực giáo dục); nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình người Mỹ – Kevin Bowen và nhà dân tộc học người Czech – Ivo Vasiliev (lĩnh vực Việt Nam học); nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (lĩnh vực nghiên cứu) và hai dịch giả Phạm Văn Thiều và Nguyễn Đôn Phước (lĩnh vực dịch thuật). Buổi lễ diễn ra trong không khí vừa trang trọng vừa trí thức đồng thời ấm áp tình hữu nghị.
Rất nhiều Đài, Báo đưa tin, phỏng vấn, bình luận về Giải. Đây là bài viết có cách nhìn lạ của Nguyễn Thế Thanh về Giải này. Inrasara.com xin cop hầu bạn đọc Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-73

Như vậy, đâu là giải pháp cho các bế tắc?
Albert Camus khuyên rằng, ngay từ khởi đầu, nhà văn đừng tung hết [chưởng] những gì chúng ta đang có, nghĩa là học biết chừa lại cho các tác phẩm sau đó.
Để đảm bảo sự liên tục, Trịnh Công Sơn nói đến chuyện “gối đầu” cho vụ sau. Khi một nhạc phẩm chào đời, anh luôn có bản nháp sẵn sàng cho tập ca khúc kế tiếp.
Cũng có người chủ trương cứ đi tới cùng Continue reading

Jaya Bahasa: Chế Kha tiếng hát nối tiếp Chế Linh

Đi về các làng Chăm ở miền đất Panduranga, không ai không biết đến giọng ca vàng Chế Linh. Người Chăm nghe tiếng hát Chế Linh với một tình cảm đặc biệt, không phải ở lời ca thắm đượm tình yêu quê hương và lứa đôi hay các ca khúc nói về chiến cuộc đau thương, mà chính bởi âm vang buồn dâng lên vời vợi khó tả cùng với nét diễn xuất đầy suy tư.
Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Hamu Tanran (Hữu Đức) tỉnh Ninh Thuận, Chế Linh từng bước khẳng định được vị trí trong sinh hoạt văn nghệ miền Nam từ các thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Tuy không phải là người Việt, nhưng Chế Linh lại thể hiện các ca khúc Việt Nam rất điêu luyện, cách phát âm, nhả chữ, luyến láy khó có ai bắt chước được và được mệnh danh là Tứ trụ âm nhạc ở đô thành Saigon gồm có Duy Khánh, Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, Hùng Cường và Chế Linh Continue reading

Phát biểu về thơ Ngô Thị Hạnh và Nguyệt Phạm

VTV3 – 8-12-2010

Trong tiến trình của thơ Việt đương đại, thơ của người làm thơ nữ thập niên qua đã làm cuộc nhập thế đầy tự tin. Nó là một phần không thể thiếu, khi thơ và người làm thơ ý thức góp phần mình vào việc giải trung tâm các sự thể trong cuộc sống hướng văn chương phát triển theo hướng dân chủ. Trong đó, sự phi tâm hóa giới là một yếu tố cực kì quan trọng.
Nhưng khác với các bạn thơ cùng thế hệ ở miền Bắc: đằm tính, đĩnh đạc và cân đối ngay khi vừa xuất hiện thì thơ nữ ở miền Nam hoàn toàn khác. Nó chông chênh hơn, nên nguy cơ thất bại lớn hơn. Hoặc bạn từ phá cách lội ngược về phía ổn định Continue reading