Văn chương & Tư tưởng III-71

Tại sao cứ nảy nòi cái so sánh? Sao phải cứ so sánh bạn với ai khác? Chúng ta bị nhồi nhét sự thể so đo so sánh này ngay từ bé thơ. Khi bạn tuyệt không còn so sánh, nghĩa là vong bặt ý tưởng hay đối điểm, không còn động cơ phân biệt nhị nguyên, khi bạn thôi còn chiến đấu để đạt đến cái gì khác bạn – điều gì sẽ xảy đến nơi tâm thức bạn? Tâm thức bạn ngưng hẳn việc tạo ra đối điểm sẽ trở nên mẫn tiệp hơn, nhạy cảm hơn, và vì hết còn bao cuộc chiến đấu phá nát sự đam mê – sự đam mê như là thần lực – tâm thức bạn đạt đến khả tính của sự đam mê bao la mà thiếu nó bạn sẽ chẳng làm gì ra hồn.

Now why is there any comparison at all? Why do you compare yourself with another? This comparison has been taught from childhood. When you do not compare at all, when there is no ideal, no opposite, no factor of duality, when you no longer struggle to be different from what you are – what has happened to your mind? Your mind has ceased to create the opposite and has become highly intelligent, highly sensitive, capable of immense passion, because effort is a dissipation of passion – passion which is vital energy – and you cannot do anything without passion.
Jiddu Krishnamurti, Freedom from the known

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *