Thông tin cần biết

4 thông tin cần biết:

Thời gian gần đây, có vài thắc mắc xung quanh vấn đề xã hội Chăm và website Inrasara.com. Nay xin trả lời chung như sau:

1. Về Hội thảo Minh triết Chăm
Lẽ ra Hội thảo tổ chức Katê năm ngoái sau Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh, do thời gian cập rập nên việc bất thành. Trung tâm hẹn 17 sau Tết Tân Mão sẽ tiến hành, nhưng do giáo sư Hoàng Ngọc Hiến mất đột ngột, thành ra hoãn. Kế hoạch là giữa tháng 4-2011, Hội thảo ự kiến diễn ra tại TP Phan Rang – Tháp Chàm – lúc này đã có đủ tham luận. nhưng rồi vẫn phải chờ Continue reading

Amư Jaklu: Chăm rất thông minh!

(Truyện cổ Chăm ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)


* Những ánh mắt ngây thơ và rất sáng, Photo Inrasara.

Đã có 5 bạn trẻ thế hệ sau tôi viết ủng hộ đề tài rất hay và hấp dẫn này. Tôi không có gì đóng góp, nay xin mạn phép Inrasara.com và nhà thơ Inrasara cho đăng lại để ủng hộ chuyên đề. Jaya Bahasa có kể truyện cổ Con Thỏ ý chứng to người Chăm thông minh. Theo tôi đó chỉ là khôn vặt. Tôi có đọc truyện cổ khác của Chăm do nhà thơ Inrasara sưu tầm và bàn. Đây mới thật là thông minh siêu đẳng tuyệt vời. Tôi không nghĩ là người Chăm lại có truyện cổ độc đáo như vậy. Lời bàn của nhà thơ Inrasara càng độc đáo hơn nữa. Anh muốn chứng tỏ người Chăm rất… thông minh! Continue reading

Bữa cơm của Khổng Tử

Inrasara.com đăng lại từ email của cư sĩ Trần Trúc, truct2003@yahoo.com
(Ngụ ngôn ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)
Ngụ ngôn và lời bàn.
*
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử Continue reading

Tin vui Tagalau

1. Khi Tagalau 12 đang kì gấp rút chuẩn bị kết thúc bản thảo, BBT nhận được tin vui:
Một Mạnh thường quân (giấu tên) vừa ủng hộ 500 USD

Như vậy, đến hôm nay: Tagalau đã nhận được 11 triệu đồng và 500 USD (+ 100 USD trước đó), có thể bổ sung phần lớn cho in ấn & trả nhuận bút tác giả.

2. Thông tin tuyển thủ quỹ
Từ Tagalau đầu tiên đến Tagalau 7, Inrasara với tư cách là chủ biên, có quyết toán thu chi tài chính và đều có gởi cho mọi người. Nhưng kể từ Tagalau 8 Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-87

Có rất ít dấu vết sử học trong damnưy Chăm. Quá khứ, hiện tại và tương lai, sự thật và tưởng tượng vô ngại đi-về trong cái nói của ngôn ngữ thi ca. Thi ca của lễ hội linh thánh. Đây là sáng tạo đặc kì của các Mưdwơn, chủ lễ điều hành cuộc lễ vừa là một nghệ sĩ thượng thặng, khả năng chơi thuần thục mọi nhạc cụ, ca sĩ đồng thời là vũ công. Chính danh, ông là thi sĩ chân tính. Tiếp nhận truyền thống trong tinh thần mở, ông sáng tạo và tái tạo lịch sử. Trong không gian linh thiêng của lễ, làm môi giới mời thần thánh đi về cõi người, nhiếp dẫn con người tiếp cận cõi miền thiêng liêng, qua cái nói của ngôn ngữ thơ ca. Cái nói này thay đổi qua mỗi thời đoạn của cuộc đời ông, thậm chí qua mỗi cuộc lễ. Thay đổi, nhưng nguyên lai tính yếu của huyền sử vẫn xuyên suốt. Đó là lẽ dịch và hằng. Dịch mà hằng. Dịch để hằng.
Inrasara, “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”

Giới thiệu Sách mới


Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Vừa cho ra mắt tác phẩm:
Lễ nghi Nông nghiệp Truyền thống tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận
Của 3 tác giả
Th.s Nguyễn Thị Thu – Thập Liên Trưởng – Phạm Văn Thành
NXB Nông Nghiệp, H., 2010 Continue reading

Tagalau – Thông tin

Từ khi thông báo đến hôm nay, BBT Tagalau đã nhận được nhiều bài thơ, văn, nghiên cứu… của tác giả cũ lẫn mới. Cám ơn sự nhiệt tình của quý tác giả.
Tagalau 12 sẽ kết thúc nhận bài vở vào cuối tháng 4-2011.
Kính mời các tác giả, cộng tác viên gởi bài sớm, để kịp tiến độ.
Lưu ý: ưu tiên cho thể loại tùy bút, truyện ngắn Continue reading

Đánh giá khách quan tác phẩm văn chương, tại sao không?

Lâu nay cảm nhận chung rằng thẩm định văn chương tùy thuộc gu, mĩ cảm riêng mỗi người, nên việc đánh giá tác phẩm hay/ dở khó tránh khỏi chủ quan. Chủ quan, nên/ và bất cập. Điều đó đúng, nhưng chưa rốt ráo. Cả bài viết mới nhất của một nhà thơ “với tư cách của một ủy viên Hội đồng Thơ” của Hội Nhà văn Việt Nam, dù có nêu phần “khác” thay vì phần “hay” cũng chứa đầy bất cập(1).
Tháng 3-2006, nói chuyện ở Lớp Cử nhân tài năng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh Continue reading