3 bí kíp của tôi-02. HỌC

Tết vừa qua, 4 anh em ngồi lai rai, bạn khen người cũ mới ghê, bài không học cũng thuộc, ba gai thì ba gai, mà luôn dẫn đầu lớp. Ỷ lại trí thông minh với năng khiếu, không khiêm tốn học, rồi đời cuốn sinh linh ấy về đâu?

Cháu gái lớp 6 cũng hệt, hết cãi cô lại phá bạn, cũng dẫn đầu lớp. Xinh, sáng, giỏi, “phá với cãi” hết biết luôn, mới nhờ đến tôi. Tôi nói:

Cháu mơ làm luật sư, hay lắm. Thắng cãi đâu phải chỉ biết riêng luật, mà cần kiến thức đa và liên ngành. Thuộc hết bài trên lớp, cháu tìm học trên mạng, đọc sách. Luyện thật giỏi ngoại ngữ để hướng ra thế giới rộng lớn hơn. Chớ tranh giỏi với bạn học hay cãi nhau mấy kiến thức trên lớp thì ích gì!

Continue reading

Inrasara-Suy tưởng-4. TA KHÔNG THẤY NÓ KHÔNG PHẢI NÓ KHÔNG CÓ

[1] Phương tiện hiện đại

Mắt thường ta không nhìn thấy vô số con vi trùng nhúc nhúc trong dĩa rau trên mâm cơm kia, nhưng với kính hiển vi thì khác.

Ta không thấy ngôi sao nào đó trên bầu trời bao la kia, không phải có không có, chỉ với kính viễn vọng thô sơ, nhà thiên văn nhìn thấy và gọi tên.

Đó là nhờ phương tiện hiện đại, nếu không có thì sao?

Continue reading

BIẾT KHÓC LẠI, SAU 31 NĂM

Mấy ngày qua tôi tập trung đọc, chỉnh sửa, bổ sung và viết lại, để sớm kết thúc tiểu thuyết, thì… khóc.

Sáng ngày 9-5-2023, chương 3, trang 36, đúng 3:30 giờ. Đọc đến khúc đối thoại mẹ con Mai Văn Kuan, chưa hết ba trang thì nước mắt cứ chảy ra, cay sè, đến tôi không thể tiếp tục.

Cải lương vậy chớ! Nhớ xưa thi sĩ Huyền Hoa nhảnh mấy chị em Cham: Cha mẹ chết nó không khóc, mà mỗi lần đi xem Lệ Thủy về là mỗi lần khóc…

Trước, tháng 11-1992, tôi đã khóc vì nỗi… Từ điển [đã kể]. Khi ấy, tôi bị hầu hết “trí thức” Cham cô lập, đòi tôi phải ngưng soạn Từ điển mới. Tôi chịu nghỉ là Trường Đại học ngưng, đồn thế. Lạ quá, họ mời tôi tới [tôi có xin đâu] rồi chỉ bởi tác động từ ngoài, lại bảo tôi ngưng, trong khi việc dang dở.

Giám đốc Trung tâm chủ trì biên soạn có vẻ nghe theo! Và tôi bị cô lập.

Nước mắt tôi ứa ra, tối ấy, ít thôi. Trắng đêm, đến 4g sáng tôi vùng dậy, và hét: Tôi phải chiến. Cuối cùng tôi thuyết phục được tất cả!

Hôm nay lại khóc, kiểu khác – bởi chính văn chương của mình, mới chán!

ÂM NHẠC CHAM, TÌNH & TIỀN

Hai ngày “nghỉ” facebook, tôi chơi một lèo chương tiểu thuyết hậu hiện đại. Viết, cut & paste tới 20.000 chữ, gửi đi. Gs. Nhật kêu, anh Sara viết dễ hiểu giùm nhé, tôi nói vui, dễ hiểu hơn Kafka, Faulkner nhiều lắm.

Cũng được việc chớ bộ.

Chiều hôm qua xả hơi, nhân vụ “ăn tiền tài trợ” liên quan đến âm nhạc Cham, thêm tin Arsenal thắng Newcastle 2-0, tôi tút kể chuyện vui.

Continue reading

ÂM NHẠC CHAM, SAO CỨ PHẢI CHỜ DỰ ÁN?

Làm bộ văn học khó gấp hai, ba lần âm nhạc Cham. Trước 1995, cả hai lĩnh vực đều được làm sơ sài, lác đác xuất hiện vài ấn phẩm mỏng, vừa không toàn cảnh vừa thiếu chuyên sâu.

Lấy thời điểm 1972, năm tôi bắt đầu đi sưu tầm, thử so sánh:

[1] Muốn làm văn học Cham, cần đi vào nhiều làng sưu tầm, đối sánh rất nhiều dị bản khác nhau, lúc này cộng đồng Cham chưa có ai nghiên cứu chuyên sâu văn học. Muốn có “sách” để đọc, tôi phải chép tay, cả ngàn trang chép tay, chứ đâu có photocopy như bây giờ.

Continue reading

Inrasara-TV-27. ÂM NHẠC CHAM Ở ĐÂU?

Âm nhạc Cham lớn, nhiều người nói thế. Còn lớn thế nào, lớn ở đâu không ai biết. Các nhà nghiên cứu, từ Thái Văn Kiểm, Phạm Duy đến Trần Văn Khê vẫn vậy.

Chớ hỏi, hôm nay có ai cầm lên công trình để nhận diện Âm nhạc Cham không, trong khi văn học Cham thì đã?

Năm 1998, tôi tập hợp nghệ nhân, chức sắc-nghệ sĩ thu âm ghi hình, sau đó tổ chức 2 Đêm Âm nhạc dân gian Cham [nguyên bản] đầu tiên ở Chakleng. Thấy gì? Và đâu là những kiêng kị? Chức sắc nào có thể trình diễn?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-07. ĐỐI THỦ LỚN

Tút “Chuyện văn chuyện đời-06. Nỗi cũ nhai lại…”, bạn Nguyen Trinh nghĩ tôi “dỗi à, dỗi với ai, với HT?” Không dỗi đâu, mà ngán. Cũng không phải ngán nữa, mà… làm việc khác, ý nghĩa hơn.

Như vầy, anh Hữu Thỉnh với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn đã không thích Bàn tròn Văn chương, là chuyện xưa rồi, từ 2007-08 cơ, nếu có dỗi là từ ấy. Từ ấy, Sara còn hăng, lì nữa là khác. Mà ngán. Tại sao?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-06. NỖI CŨ NHAI LẠI, THÌ THÔI

[“Giã từ cõi mộng điêu linh…” – Bùi Giáng]

Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì, dù là hoạt động ngoại vi của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Lê Văn Thảo phó Chủ tịch và Phan Thị Vàng Anh Ủy viên BCH khen rất hay và chuyên nghiệp, không hao tốn tiền nhân dân, nhưng anh Hữu Thỉnh không thích lắm.

Ở các Đại học, buổi nói chuyện của tôi luôn bị coi là có vấn đề, Ban tổ chức không ít lần phải giải trình, Đại học Đồng Tháp thuở đi cùng nhà văn Dạ Ngân, là một. Không phải bây giờ, mà từ chủ trì Cà phê thứ Bảy Văn học, nhạc sĩ Dương Thụ cũng hay được mời như thế.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-05. CUỘC CHIẾN GIỮA NHÀ VĂN

Xài từ “cuộc chiến” cho sang, thực tế là: đấu đá. Kể từ bậc thấp đến cao…

Thấp nhất là tranh lợi. Giành ghế, giành khoản tài trợ với đầu tư, chen lấn vào Hội, tranh suất dự hội nghị hay đại hội… Nói xấu sau lưng, có; đấu tố nhau, có; trực diện cũng không chừa. Ở bậc sơ cấp này, ta cũng đánh nhau trối chết, ghét đến mang đi đổ chứ chả phải chơi.

Bậc thứ hai, ghét không làm gì được nhau, mới đi báo cáo anh, méc lên “trên”, đặt điều chộp mũ chánh trị. Là cách mượn tay người triệt bạn viết, không tí ti sạch sẽ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-04. LẠ CHỚ, TÔI KHÔNG THỂ PHẢN ĐỘNG

Nhớ mươi năm trước, một trang mạng phản biện đang đình đám phê tôi LÀNH QUÁ, trong khi ngược lại – phó tổng một Nhà xuất bản: Sara là THỨ DỮ chớ. Cũng là một Inrasara ấy, mới lạ. Hệ quả đeo mắt kiếng chánh trị nhìn văn nhân là thế. Còn vài Cham đọc tôi, cứ ngay ngáy lo tôi phản động.

– Tôi nói, có cho vàng ăn Sara cũng không!

Tôi biết ở thế giới chữ nghĩa, không ít người méc tôi với trên. Nhiệt tình và trường kì luôn. Lời nói gió bay có, qua thư từ hay viết lên mặt báo cũng không chừa. Ở đó có cả kẻ thân quen!

Continue reading