Thơ của bạn thơ-46. BÀI THƠ KINH KHỦNG

Là “Chiều trên phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên, sáng tác năm 1972. Đây không là thơ ca, đụng đến nó là đụng đến con người – bắt chước lối nói của H. Miller. Tình yêu và chiến tranh là chủ đề muôn thuở của văn chương. Nhưng ở ta nó khác, khác đến đau, chua, cay không giống ai của mình

CHIẾN TRANH, giữa ngươi và ta. Người xông pha quyết liệt, ngươi “hăng điên” vì: “ngươi hiểu vì sao ngươi chiến đấu, ngươi hiểu vì ai ngươi hiến máu”. Còn ta ngược lại, vừa đánh vừa suy nghĩ, vừa bắn vừa lưỡng lự, bởi: “Các việc ngươi và ta làm/ Ta xét thấy chẳng ra chi”. Thảm không!

Continue reading

NHƯ THỂ LÀ BIỂU TƯỢNG

“Loạn chùa”, “xàm tăng” cùng vô số hạn từ tiêu cực tràn ngập không gian mạng như báo hiệu thời mạt pháp đang đến gần. Tín đồ tín mà không kính, khẩu phục còn tâm thì lạc tận đâu đâu.

Khi mất niềm tin tràn lan, ở thẳm sâu tâm thức mỗi chúng sinh như chờ đợi một cái gì khác, để rồi khi hiện tượng Đạo sĩ Minh Tuệ xuất hiện, tức thì trở thành một biểu tượng, cho một niềm tin thuần khiết hóa sinh.

Ở hậu bán thế kỉ trước, ta có Thầy Tuệ Sỹ, còn hôm nay…

Continue reading

Tôi dạy con-12. TẠI SAO PHẢI GIỮ TRUYỀN THỐNG?

Là câu hỏi Út dành cho tôi 4 năm trước. Câu hỏi khó miễn chê luôn. Thức thời, sống theo thời đại mình đang sống không hay hơn sao, hà cớ lại cứ phải bản sắc với truyền thống? Có 3 điểm đáng xem xét:

[1] Bảo tồn khác biệt và đa dạng về nhân chủng

Ở loạt bài “Cham có thông minh không?” tôi nêu ra 3 loại thông minh:

Continue reading

Giải trí cao cấp. CHUYỆN VUI LÀNG VĂN

Làng văn Việt Nam mấy rày nẩy ra khối chuyện vui không cười nổi. Cuối tuần tạm ghi ra đây hầu bạn facebook, còn giải trí được hay không – tùy.

[1] Năm tôi lớp Ba, lính Mỹ về làng, bà dì tôi bảo: Mỹ đen thằng nào giống thằng nào, tay trung sĩ kia biết đàng nào mà kêu tên điểm danh hén. Hồi ấy tôi cũng hệt, thế nên rất nể ông bác hàng xóm chăn bầy dê, nhận ra ngay chốc đâu là dê nhà để lùa về chuồng.

Continue reading

Tôi dạy con-11. QUÝ TỘC ĐỜI THƯỜNG

[hay. Ăn, uống mặc, sách và… rác]

“Mỗi ngày là một ngày linh thánh với tôi” – châm ngôn tuổi 20.

[1] Trong mấy con trai tôi, Jaka ăn rất chậm, hệt ông nội [cha của tôi], đến nỗi mấy cháu tôi đùa: Anh Jaka ăn như quý tộc.

Jaka “có học” thì vậy, chớ ông nó nông dân chánh hiệu, ăn uống sang trọng cực kì. Chậm rãi, hiếm khi rơi vãi, ví có hạt cơm rơi ra, ông từ tốn nhặt cho vào mâm. Ngắm ông ăn thôi cũng… sướng, như là ông đang thưởng thức từng miếng cơm, ngụm nước vậy. Mà đâu chỉ có ăn, cha trân quý từ hạt cơm, nghé con, vật dụng ngày thường…

Continue reading

Tôi dạy con-10. BIẾN KỈ LUẬT TỰ THÂN THÀNH THÓI QUEN

Nhắc đến chữ kỉ luật ai cũng ngán, như kiểu nhà binh ấy, nghĩa là rập khuôn, chống lại sự thoải mái, tự do. Và muốn thực thi nó, cần đến cố gắng, hi sinh, và nhất là nó đòi hỏi một nỗ lực vượt bậc. Có vậy đâu!

Kỉ luật – con làm được không? Có cần gắng sức gì đâu, con cứ “em tập tánh tốt” mỗi ngày, là được.

Continue reading

VƯƠNG PHI MỴ Ê + Plus

Tút hôm qua, tôi nhận được 2 ý kiến, giải đáp tuần tự như sau. Về thơ:

“… lịch sử chia phân hai định mệnh lạ kì/ kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc/ cửa biên thùy gió Lào thổi rát/ thổi rát đau hai mảnh linh hồn”. Đâu là 2 định mệnh? – Mỵ Ê ngược Bắc, ba thế kỉ sau Huyền Trân xuôi Nam, làm nên “hai định mệnh lạ kì”.

[1] Vương phi Mỵ Ê:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 29, số 3 (2013):

Continue reading

VƯƠNG PHI MỴ Ê, 1 TÁC PHẨM ĐÀNG HOÀNG

“Dòng Châu Giang ủ vết thương xưa

cựa mình quằn quại

đau nỗi đau Mỵ Ê

lịch sử chia phân hai định mệnh lạ kì

kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc

cửa biên thùy gió Lào thổi rát

thổi rát đau hai mảnh linh hồn” (Inrasara, Trường ca “Quê hương”, 1982)

Đẹp bên cạnh xấu, đạo hạnh cư trú sát sườn tục lụy, bóng tối lẩn với ánh sáng, huyền thoại ẩn dưới sự thật về Vương phi [hay hoàng hậu] Mỵ Ê cuốn hút bao thế hệ văn nhân khóc thương lẫn thêu dệt.

Continue reading

Tôi dạy con-9. CHIẾN HAY TỪ BỎ CUỘC CHIẾN?

Thấy chắc chắn sai, con có nên nói không?

Từ thế giới nhỏ bé Cham đến HTX chữ nghĩa Việt Nam, tôi luôn nhập cuộc với tư thế và tâm thế: hết mình & tới cùng, qua đó không tránh khỏi vụ va quẹt lớn nhỏ khác nhau.

Khi văn hóa Cham, hay khi bạn hoặc bằng hữu bị xuyên tạc, nên nói hay im lặng? Khi cái sai được bày ra mặt báo, lại xuất phát từ nhân vật nổi tiếng – những cái sai nguy cơ tác hại và kéo dài, có cần minh định không?

– Chấp gì mấy ngữ đó, vài bạn khuyên tôi như thế, lời lẽ đầy thiện ý.

Continue reading

Tôi dạy con-8. GIẤC MƠ CHO DÂN TỘC

Les Kosem (1927-1976) là nhà thơ, dù cả đời ông chưa làm bài thơ nào, tôi coi ông là một nhà thơ lớn. Nhà thơ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc, ai nói thế!

Mơ, và hành động. Chứ không phải thứ mơ mộng mơ màng mây gió.

Tôi biết một Cham mơ cạnh tranh với Maradona, trong lúc cả đời không một lần ra sân thử trái bóng. Cũng có kẻ mơ thành một nhà nghiên cứu lớn nhất Cham. Có đứa còn mơ làm Inrasara-thơ thứ hai nữa! “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con” (Chế Lan Viên).

Continue reading